Lựa chọn độ nhám bề mặt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bản chất của quá trình phay cao tốc và ảnh hưởng của nó (Trang 42 - 43)

- HSM là một phƣơng pháp gia công tiên tiến, có nhiều ƣu điểm về năng suất và chất lƣợng Tuy nhiên, để đạt đƣợc những ƣu điểm nói trên, HSM cũng có những

2.2.5. Lựa chọn độ nhám bề mặt.

Lựa chọn các thông số để đánh giá nhám bề mặt cần xuất phát từ công dụng và tính chất làm việc của các bề mặt. Các thông số về chiều cao nhám Rz, Ra đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Thông số Ra dùng để đánh giá nhám bề mặt cho những chuẩn mẫu so sánh bề mặt. Thông số này có thể xác định dễ dàng trên máy đo profin và đƣợc áp dụng phổ biến trong các tài liệu kỹ thuật của các nƣớc trên thế giới.

Thông số Rz đƣợc dùng trong trƣờng hợp do yêu cầu làm việc cần khống chế chiều cao toàn bộ của nhám bề mặt hoặc cho các bề mặt nhám xốp cũng nhƣ không thể kiểm tra đƣợc thông số Ra trực tiếp bằng máy đo profin hoặc so với mẫu chuẩn. Ví dụ: đối với bề mặt có kích thƣớc nhỏ và hình dạng phức tạp (lƣỡi cắt của dụng cụ, các chi tiết của cơ cấu đồng hồ hoặc thiết bị điện tử...). Đối với các bề mặt quan trọng, việc quy định một thông số chiều cao nhám chƣa đủ mà cần quy định thêm thông số về bƣớc hoặc thông số tp. Các thông số về bƣớc Sm và S có ảnh hƣởng quan trọng tới độ ổn định về rung, độ bền khi chịu tải chu kỳ. Thông số tp đặc trƣng cho diện tích tiếp xúc thực tế của các nhám bề mặt. Với đặc trƣng đó, tp có ảnh hƣởng quan trọng tới tính chất sử dụng của các bề mặt nhƣ: độ bền chịu mài mòn, độ cứng vững tiếp xúc, độ kín khít của mối ghép.

Việc quy định thêm phƣơng mấp mô đƣợc dùng cho các bề mặt dẫn hƣớng có chuyển động tƣơng đối với nhau hoặc để dẫn hƣớng dòng cho chất lỏng hoặc chất khí chuyển động so với bề mặt cũng nhƣ để đảm bảo độ ổn định chống rung và độ bền khi chịu tải chu kỳ.

Lựa chọn các trị số của thông số nhám bề mặt phải phù hợp với điều kiện làm việc của sản phẩm và các yêu cầu sử dụng của bề mặt, đồng thời phải xét đến khả năng gia công để đạt tới trị số nhám đã chọn.

Độ nhám có liên quan với dung sai kích thƣớc và dung sai hình dạng bề mặt. Khi dung sai kích thƣớc và dung sai hình dạng nhỏ thì yêu cầu về nhám bề mặt phải chặt chẽ. Song có thể quy định các yêu cầu nhám bề mặt chặt chẽ trong khi độ chính xác về kích thƣớc và hình dạng thấp. Nhám bề mặt có thể gây ra sai số

phụ về kích thƣớc và hình dạng trong quá trình lắp ghép và sử dụng sản phẩm do các mấp mô tế vi bị san phẳng trong quá trình lắp ghép hoặc chịu tải, hoặc bị mòn nhanh chóng trong chuyển động tƣơng đối giữa các bề mặt đối tiếp. Do đó đối với mỗi dung sai kích thƣớc và hình dạng của bề mặt cần quy định các yêu cầu tối thiểu về nhám. Quan hệ giữa dung sai kích thƣớc và hình dạng và chiều cao nhám Ra hoặc Rz có thể quy định nhƣ sau:

Khi dung sai hình dạng bằng 60% dung sai kích thƣớc T: Ra ≤ 0,05T hoặc Rz ≤ 0,2T

Khi dung sai hình dạng bằng 40% dung sai kích thƣớc T: Ra ≤ 0,025T hoặc Rz ≤ 0,1T

Khi dung sai hình dạng bằng 25% dung sai kích thƣớc T: Ra ≤ 0,012T hoặc Rz ≤ 0,05T

Khi dung sai hình dạng nhỏ hơn 25% dung sai kích thƣớc T: Ra ≤ 0,15Thd hoặc Rz ≤ 0,6Thd

Thd: là dung sai hình dạng.

2.2.6. Kết luận về tầm quan trọng của độ nhám bề mặt.

Tóm lại, chất lƣợng của bề mặt chi tiết máy có ảnh hƣởng nhiều đến khả năng làm việc của các mối lắp ghép của chi tiết máy trong kết cấu cơ khí. Tất nhiên, mối quan hệ này rất phức tạp, cần phải tiếp tục khảo sát có hiệu quả hơn, thông qua các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm để từ đó tìm biện pháp tác động tích cực đến chất lƣợng bề mặt, góp phần nâng cao khả năng làm việc và đảm bảo chất lƣợng các mối lắp ghép chi tiết máy. Về phƣơng diện công nghệ chế tạo máy cần đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng chi tiết máy.

2.3. Những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc trong việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới độ nhám bề mặt chi tiết gia công (Ra, Rz).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bản chất của quá trình phay cao tốc và ảnh hưởng của nó (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)