5. Phương pháp nghiên cứu
3.7.4. Thành phần hóa học, cơ tính của kim loại mối hàn khi FCAW
Khi thiết kế và chế tạo dây hàn lõi thuốc, thành phần của lớp kim loại đắp phải được chú ý sao cho gần với tính chất mà que hàn SMAW (như E9015-B9) thể hiện ở trong kim loại mối hàn. Trong tiêu chuẩn AWS A5.29, có một dây hàn thỏa mãn được các yêu cầu đó là E101T1-B9 (tương ứng với dây Supercore F91 của Lincoln).
Để bảo đảm được cơ tính khi hàn bằng FCAW, cần phải kiểm tra một số phương pháp như: Thử độ dai va đập (Impact test), thử phá hủy qua kiểm tra độ mở vết nứt (CTOD).
Một điểm cần chú ý khi hàn FCAW đó là, bên cạnh khả năng có thể hàn được mọi loại tư thế hàn, thì lớp vỏ bọc rutil là một yếu tố cần thiết để tăng khả năng tham gia của Titan vào trong kim loại mối hàn. Hơn nữa, một hàm lượng khoảng 0.3% Silic được thêm vào để cải thiện được khả năng chống oxy-hóa và khả năng làm việc của dây hàn. Chính vì thế, kim loại mối hàn khi hàn FCAW sẽ cứng hơn so với khi hàn bằng SMAW (theo một số nghiên cứu thì có thể cao hơn khoảng 20HV sau khi cùng xử lý nhiệt PWHT ở chế độ giống nhau). Bởi vậy, khi hàn xử lý nhiệt PWHT cho mối hàn bằng FCAW thì thường lưu ý tăng nhiệt độ hơn một chút so với chế độ
xử lý mối hàn bằng SMAW. Mặt khác, mối hàn khi hàn FCAW thường có hàm lượng Oxy cao hơn khi hàn SMAW (do sử dụng khí bảo vệ có chứa Oxy, như Ar + CO2 với tỷ lệ từ 20-25% CO2).
Độ dai va đập của mối hàn khi hàn FCAW có những giá trị rất khác nhau. Một số kết quả nghiên cứu của hãng vật liệu Metrode chỉ ra rằng mối hàn cho độ dai va đập tốt nhất trong dải từ 25-35 J tại 20 oC, khi sử dụng khí trộn Ar + CO2 (tỷ lệ 80:20). Và độ dai va đập trung bình sẽ đạt được ở 30J tại 20 0C sau khi xử lý nhiệt ở 760 oC trong vòng từ 4-5 giờ.
Với quá trình hàn FCAW, khí bảo vệ ảnh hưởng nhiều tới độ dai va đập. Thông thường, giảm hàm lượng Oxy (tức là giảm CO2) trong khí bảo vệ, sẽ dẫn đến giảm được hàm lượng oxy trong kim loại mối hàn và tăng được độ dai va đập. Cụ thể hơn, nếu khi hàn FCAW sử dụng khí bảo vệ Ar + CO2 với tỷ lệ 95:5 sẽ giảm hàm lượng oxy từ 6-10 lần so với khi dùng cùng loại khí bảo vệ nhưng tỷ lệ là 80:20, và do đó làm tăng đọ dai va đập của kim loại mối hàn lên khoảng 10%.
Tuy nhiên, một nhược điểm của phương pháp kiểm tra độ dai va đập đó là nó không phản ảnh hết ảnh hưởng của các thành phần hóa học cũng như các giá trị khác đến độ bền của kim loại mối hàn, mà phải sử dụng một phương pháp kiểm tra khác đó là kiểm tra độ bền qua kiểm tra độ mở vết nứt (CTOD). Qua nhiều thí nghiệm, người ta chỉ ra rằng, kiểm tra CTOD sẽ thấy được sự ảnh hưởng lớn hơn từ PWHT & thành phần hóa học so với kiểm tra độ dai va đập. Cụ thể, khi kiểm tra độ dai va đập thì sẽ không thấy được sự ảnh hưởng của Niobi (với hàm lượng từ 0.02 – 0.09%) nếu giữ nhiệt 750 oC từ 2 – 8 giờ khi PWHT, nhưng phép thử CTOD thì sẽ sự ảnh hưởng nghiêm trọng của Nb nếu tăng thời gian PWHT.
3.7.5. Quy trình hàn sơ bộ khi sử dụng phương pháp hàn FCAW
Trên cơ sở phân tích lựa chọn ở tronng chương 3, và khuyến cáo của nhà sản xuất vật liệu hàn. Tác giả đưa ra khuyến cáo cho quy trình hàn sơ bộ như sau:
KẾT LUẬN 1. Những điểm đã làm được trong luận văn:
- Luận văn được nghiên cứu kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm phản ánh tính đúng đắn của lý thuyết. Bản thông số quy trình hàn được tác giả thực hiện, tác giả có so sánh với các quy trình hàn tương tự ở các dự án nhiệt điện trong nước và thấy được sự tương đồng. Như vậy kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong thực tế.
- Bên cạnh những kết quả thực nghiệm, trong cuốn luận văn này, tác giả cũng có những nghiên cứu khá sâu riêng đối với công nghệ hàn thép hợp kim Cr- Mo thông qua nghiên cứu và vận dụng các tiêu chuẩn, và đưa ra những khuyến cáo cụ thể cho việc thực hiện hàn thép Cr-Mo.
- Luận văn có đưa ra được nghiên cứu trên mặt lý thuyết và dựa vào các kết quả nghiên cứu của một số hãng về việc thay đổi phương pháp hàn phủ bằng FCAW thay vì hàn bằng SMAW truyền thống trước đây. Đây là một hướng đi mới trong thực tế mà tác giả nghĩ sẽ sớm được sử dụng rộng dãi ở Việt Nam. 2. Góp ý, kiến nghị:
- Kết quả nghiên cứu được tham khảo từ những tài liệu có độ tin cậy, cũng như luận văn cũng có chứng minh thực nghiệm cho trường hợp hàn thép hợp kim P91 bằng phương pháp GTAW+SMAW. Nên luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người có nhu cầu tìm hiểu về thép hợp kim chịu nhiệt.
- Hướng nghiên cứu mới hàn thép P91 bằng GTAW+FCAW có tham khảo kết quả, cũng như có những phân tích cụ thể, rõ ràng. Có thể áp dụng thực nghiệm để chứng minh. Và đây cũng có thể là một hướng nghiên cứu mới cho các đề tài sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. ASM Specialty Handbook.
[2]. AWS Welding Handbook, Volume 4, 8th edition. [3]. Erich Folkhard, Welding Metallurgy of stainless steels.
[4]. TS. Ngô Lê Thông, Công nghệ hàn điện nóng chảy, Tập 2, Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật.
[5]. Heat resistant alloy welding, Rolled alloys.
[6]. Kent K. Coleman and W. F. Newell JR., P91 and Beyond – Welding the new generation Cr-Mo alloys for high temperature service.
[7]. Welding consumable for P91 steels for the power generation industry, Metrode Co.,
[8]. AWS D10.8 – 96, Recommended Practices for Welding of Chromium- Molybdenum Steel Piping and Tubing.
[9]. Tài liệu dự án nhiệt điện Vũng Áng: VA1-LI-00100-QA-G1-PRO-0011; VA1- LI-00100-M-M8-HT-0001; VA1-LI-00100-M-M8-PWHT-0001.
[10]. Tài liệu dự án nhiệt điện Mông Dương 1: MD1-0-T-030-05-00104.
[11]. Z Zhan, A W Marshall, G B Holloway, Flux cored arc welding: the high productivity welding process for P91, Metrode product limited, UK.
[12]. AWS D10.4 - 86 Recommended Practices for Welding Austenitic Chromium- Nickel Stainless Steel Piping and Tubing
PHỤ LỤC
Phụ lục số 1: Kết quả xử lý nhiệt sau khi hàn cho thép P91 (10)
Phụ lục số 2: Kết quả phép đo độ cứng cho mẫu hàn thép P91
HARDNESS TEST RESULT
Hardness :Vicker Date : 27th March 2013
Load :10 kg Sample Marking : MH-1 (6 O’Clock)
Identation 1 2 3 4 5 6 7 HAZ A 209 207 190 173 155 HAZ B 252 224 203 193 196 HAZ C 204 207 205 205 211 HAZ D 261 270 272 270 259 Weld E 192 193 195 197 209 219* 231* Weld F 234 228 219* 220* Base metal G 143 143 143 Base metal H 216 214 213 Base metal I 150 147 149 Base metal J 195 199 205
Note: Indentation no 1 is closest from fusion line in HAZ and subsequent indentations are 0.5mm apart.
(*) E6, E7, F3, F4: From fusion line, 1mm apart (P91 side)
Kết quả đo độ cứng cắt ở góc 6 giờ
Phụ lục số 2: Kết quả phép đo độ cứng cho mẫu hàn thép P91 (tiếp)
HARDNESS TEST RESULT
Hardness :Vicker Date : 27th March 2013
Load :10 kg Sample Marking : MH-2 (9 O’Clock)
Identation 1 2 3 4 5 6 7 HAZ A 271 245 211 213 198 HAZ B 222 218 216 206 207 HAZ C 268 264 260 252 237 HAZ D 185 189 181 183 181 Weld E 224* 214* 212 198 205 196 189 Weld F 221* 225* 246 248 Base metal G 214 214 210 Base metal H 145 142 145 Base metal I 202 195 195 Base metal J 149 144 156
Note: Indentation no 1 is closest from fusion line in HAZ and subsequent indentations are 0.5mm apart.
(*) E6, E7, F3, F4: From fusion line, 1mm apart (P91 side)
Phụ lục số 2: Kết quả phép đo độ cứng cho mẫu hàn thép P91 (tiếp)
HARDNESS TEST RESULT
Hardness :Vicker Date : 27th March 2013
Load :10 kg Sample Marking : MH-3 (12 O’Clock)
Identation 1 2 3 4 5 6 7 HAZ A 216 218 217 210 179 HAZ B 273 235 223 202 198 HAZ C 192 200 193 194 182 HAZ D 264 261 251 239 225 Weld E 195 189 190 193 209 218* 222* Weld F 227 239 230* 229* Base metal G 145 145 141 Base metal H 214 213 211 Base metal I 144 153 158 Base metal J 197 203 206
Note: Indentation no 1 is closest from fusion line in HAZ and subsequent indentations are 0.5mm apart.
(*) E6, E7, F3, F4: From fusion line, 1mm apart (P91 side)