Khả năng gia công các dạng bề mặt của máy Phay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu độ bóng của chi tiết gia công trên máy phay đứng trong điều kiện sản xuất hàng loạt lớn (Trang 27 - 35)

- Phay mặt phẳng:

Mặt phẳng là bề mặt trên đó có chứa ba điểm bất kì không thẳng hàng. Nhiều chi tiết, bộ phận máy, dụng cụ có một hay nhiều bề mặt là mặt phẳng ( như mặt bàn máy, bàn gá, ke gá, khối V ...). Tùy theo vị trí tương quan của mặt phẳng được gia công so với đồ gá, bàn máy hoặc so với mặt chuẩn nào đó trên phôi, mà có các phương pháp phay mặt phẳng sau: phay mặt phẳng nằm ngang, phay mặt phẳng thẳng đứng, phay mặt phẳng song song, vuông góc, phay mặt phẳng nằm nghiêng[1].

+Các yếu tố kĩ thuật của mặt phẳng [1]: Chất lượng của mặt phẳng được đánh giá qua các yếu tố sau :

- Độ phẳng : Là mức độ nhấp nhô, lồi, lõm của mặt phẳng.

- Kích thước : Dài, rộng, cao là khoảng cách giữa mặt phẳng được gia công đến các mặt tương quan khác trên phôi.

- Độ song song, vuông góc : Là vị trí tương quan giữa mặt phẳng được gia công so với các mặt chuẩn trên phôi. ( tức hình dạng hình học của phôi)

- Độ nhám (nhẵn) bề mặt : Là mức độ trơn, nhẵn đạt được của mặt gia công –

được đánh giá bằng mức độ nhấp nhô của vết dao cắt để lại trên mặt gia công – kí hiệu Rz hoặc Ra.

Hình 1.11: Dao phay trụ

L

D ω d

+ Độ chính xác khi phay mặt phẳng:

Có nhiều phương pháp gia công mặt phẳng (như phay, bào, mài, đục, dũa ...) Trong đó phương pháp gia công trên máy phay có nhiều ưu điểm, vì dễ đạt năng suất cao, dễ tựđộng hóa.

Mặt phẳng gia công trên máy phay có thểđạt : - Độ không phẳng đến (0.15 ÷ 0.04)/300 mm.

- Độ không song song, không vuông góc đến (0.15 ÷ 0.06) )/300 mm. - Kích thước chính xác đến cấp 6 ÷ 7 (thông thường cấp 8 ÷ 10). - Độ nhám bề mặt đến Ra 2.5 ÷ 1.25 (thông thường Rz 40 ÷ Rz 10).

+ Dao phay mặt phẳng:

Khi phay măt phẳng sử dụng các loại dao phay trụ, dao phay mặt đầu, dao phay ngón, dao phay đĩa. Nhưng thông thường người ta thường dùng dao phay trụ và dao phay mặt đầu.

- Dao phay trụ: Có dao răng thẳng (Hình 1.11 a)

- Dao răng xoắn (Hình 1.11 b,c) : Trong đó hình b là dao xoắn trái, hình c là dao xoắn phải cũng có dao răng liền, dao răng ghép. Dao răng xoắn cắt gọt khỏe và êm hơn dao răng thẳng).

Hình 1.12: Trục gá dao phay trụ, dao phay đĩa trên máy phay ngang

6 m 4 3 4 C

2 l k

B D

Hình 1.13: Gá dao phay trụ lên trục chính máy phay ngang

Hình 1.14: Sử dụng hai giá đỡ dao để

tăng độ cứng vững

+ Các thông số cơ bản của dao phay trụ (Hình 1.11 d) : Đường kính dao D, số

răng đường kính lỗ gá dao lên trục dao d, chiều dài L, góc xoắn rãnh răng omega. + Dao phay trụ được sử dụng phay mặt phẳng nằm ngang trên máy phay ngang

được gá lên trục chính của máy bằng trục gá như (hình 1.12). Đầu tiên gá trục gá lên trục chính của máy cho đuôi 1 trục gá lắp vào lỗ trục chính và lựa cho rãnh 3 trên tán 2 trục gá khớp vào chốt truyền lực trên đầu trục chính. Hãm chặt trục gá với trục chính bằng vít K, đai ốc L (Hình 1.13).

- Lắp bạc đệm 4, dao 3, bạc lót 5 lên trục gá.

- Lắp giá đỡ m lên cần ngang và trục gá tại vị trí có lót bạc 5. Hãm chặt dao trên trục gá bằng đai ốc 6.

Hình 1 15: Dao phay mặtđầu

Cần chú ý : Trước khi gá dao lên trục chính phải lau sạch lỗ trục chính, đuôi trục gá, hai măt đầu của bạc đệm, bạc lót, dao phay. Vị trí của dao trên trục gá nên đặt gần về phía trục chính hoặc có thể sử dụng hai giá đỡđể tăng độ cứng vững như hình 1.14.

- Dao phay mặt đầu: Thường dung trong sản xuất loạt lớn và hàng khối [6] vì: + Dao phay mặt đầu có độ cứng vững cao hơn độ cứng vững của các loại dao phay khác do trục gá dao ngắn.

+ Có thể sử dụng dao phay mặt đầu có đường kính lớn để gia công được mặt phẳng có bề rộng lớn với tốc độ cắt lớn, nâng cao năng suất cắt.

+ Có nhiều lưỡi cắt cùng tham gia cắt nên quá trình cắt êm hơn so với cắt bằng dao phay hình trụ.

+ Mỗi mảnh cắt có từ 3 đến 4 lưỡi cắt được chế tạo theo tiêu chuẩn rồi được kẹp chặt vào đầu dao. Sau khi lưỡi cắt mòn thì dễ dàng xoay mảnh cắt quay để sử dụng các lưỡi cắt khác nhau, khi tất cả các lưỡi cắt bị mòn thì có thể thay nhanh mảnh cắt quay mới do đó rút ngắn thời gian phụ.

+ Trong trường hợp sử dụng máy chuyên dùng có thể gia công đồng thời nhiều bề mặt khác nhau bằng nhiều dao phay mặt đầu khác nhau.

Phân loại : Có 2 loại dao phay mặt

đầu:

+ Dao mặt đầu răng liền (Hình 1.15 a) Loại này có lưỡi cắt trên cả mặt trụ và mặt đầu, do đó ngoài công dụng để phay mặt phẳng nằm ngang, mặt phẳng thẳng đứng, còn có thể dùng phay hai mặt phẳng liên tiếp cùng lúc như rãnh V, bậc thẳng góc....

Hình 1.16: Phân loại rãnh ,bậc thẳng góc b b b a) b) c) d) g) h h h a l a h B B h a

+ Dao mặt đầu răng ghép bằng thép gió (Hình 1.15 b) : Loại này cũng có công dụng tương tự như loại răng liền. b. Phay rãnh phay bậc thẳng: + Đặc điểm, phân loại rãnh, bậc thẳng góc: - Đặc điểm: Rãnh, bậc thẳng góc, bậc vuông góc với đáy rãnh, bậc. - Phân loại: + Rãnh thẳng góc suốt- Hình 1.16 a. + Rãnh thẳng góc kín 1 đầu- Hình 1.16 b. + Rãnh thẳng góc kín 2 đầu- Hình 1.16 c + Bậc thẳng góc 1 phía- Hình 1.16 d. + Bậc thẳng góc 2 phía- Hình 1.16 g. + Dao phay rãnh bậc thẳng góc:

- Rãnh bậc thẳng góc được phay bằng dao phay đĩa, dao phay ngón trên máy phay ngang, máy phay đứng. Dao phay đĩa (hình 1.17) có nhiều loại và được chế tạo

theo quy chuẩn vềđường kính D, bề dầy B, đường kính lỗ φ.Trong đó những dao có D, B nhỏ thường chế tạo theo kiểu răng liền bằng thép gió, còn các dao cỡ lớn thương chế tạo theo kiểu răng ghép với phần răng dao có thể là thép gió hoặc hợp kim cứng.

- Hình 1.17 a: Dao phay đĩa 1 mặt cắt thường dùng phay các rãnh hẹp và sâu, rãnh dẫn hướng trên các trục.

- Hình 1.17 b,c: Dao phay đĩa 3 mặt cắt răng thẳng (b), răng chếch (c) dùng phay rãnh rộng, phay bậc thẳng góc. Trong đó loại 3 mặt cắt răng chếch có cỡ răng to, cắt gọt êm và khoẻ hơn loại 3 mặt cắt răng thẳng.

- Hình 1.17 d: Dao phay đĩa răng hớt lưng- Dùng phay các rãnh thẳng góc có yêu cầu chính xác về bề rộng( khi phay khong được phép phay mở rộng rãnh, khi mài sửa chỉ mài ở mặt thoát răng dao để đảm bảo bề rộng B dao không thay đổi qua các lần mài sửa).

c. Phay mặt cong:

Nhiều chi tiết máy,dụng cụ có mặt bao là một đường cong đơn giản hoặc phức tạp. Những bề mặt như vậy được gọi chung là mặt cong (Hình IV- 1).

B γ γ γ B D α B D B α a) b) c) d) φ φ φ φ D D α Hình 1.17: Dao phay đĩa điển

- Mặt cong ngoài khép kín (Hình 1.18 a,b,c) là những chi tiết có mặt bao xung quanh là những mặt cong lồi, lõm liên tiếp và được giới hạn bằng hai mặt đáy là mặt phẳng. - Mặt cong không khép kín (Hình 1.18 d,e,f) là những chi tiết có 1-2 bề mặt dạng cong, còn lại là các mặt phẳng.

- Mặt cong trong (Hình 1.18 k) thường gặp trên các khuôn dập nóng, dập nguội...

- Mặt cong không gian phức tạp (Hình 1.18 - m): những chi tiết có bề mặt cong theo 3 chiều trong không gian như cánh chân vịt tàu thuỷ, cánh hoặc mui xe ô tô.

- Phương pháp phay mặt cong:

+ Với các chi tiết có mặt cong bao quanh theo chu vi (cạnh chi tiết) khi phay phôi cần có hai chuyển động phối hợp cùng lúc theo 2 trục toạđộ X, Y (Sd, Sn) - Hình 1.19 a. Mặt cong dạng này có thể phay trên máy phay thông thường, máy phay chép hình hoặc máy phay điều khiển theo chương trình (NC hoặc CNC).

+ Với các chi tiết có mặt cong dạng không gian (Hình 1.18 m). Khi phay phôi cùng lúc phải có 3 chuyển động phối hợp cùng lúc theo hệ trục toạđộ X,Y,Z (Sd, Sn, Sđ). Trong đó chuyển động theo toạđộ Z (Sđ) có thể do phôi hoặc dao thực hiện (Hình

R R a) b) c) d) m) k) f) e) Hình 1.18: Các dạng mặt cong

1.19 b). Mặt cong dạng này thường được phay trên máy phay chép hình chuyên dùng hoặc máy phay điều khiển theo chương trình (NC hoặc CNC)

+ Trên máy phay thông dụng có thể gia công mặt cong ngoài, mặt cong trong, mặt cong khép kín hoặc hở theo các phương pháp sau:

- Vê tay kết hợp 2 chuyển động dọc - ngang bàn máy để phay theo vạch dấu. - Phay trên mâm gá quay.

- Phay bằng dao phay định hình.

Phay theo dưỡng mẫu trên mâm quay hoặc đồ gá phay chép hình.

d. Phay bánh răng thanh răng:

- Phân loại bánh răng - thanh răng:Theo đặc điểm cấu tạo, bánh răng, thanh răng

được phân ra một số loại chính sau:

+ Bánh răng trụ (có răng thẳng, răng nghiêng, răng chữ V) + Bánh răng côn (có răng thẳng, răng cong, răng xoắn) + Bánh răng vít.

+ Thanh răng (có răng thẳng rẳng, răng nghiêng, răng chữ V)

Bánh răng có thểđược gia công bằng phương pháp bao hình, hoặc chép hình. Gia công theo phương pháp bao hình được thực hiện trên các máy chuyên dùng như máy lăn răng, máy xọc răng…

A B E C D 1 2 3 Hình 1.20: Máy phay đứng

Gia công theo phương pháp chép hình được thực hiện trên máy phay thông dụng bằng dao phay định hình gọi là dao phay môđuyn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu độ bóng của chi tiết gia công trên máy phay đứng trong điều kiện sản xuất hàng loạt lớn (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)