Do vậy kinh phí nâng cấp chuyển đổi sang mạng IPv6 không yêu cầu thật lớn so với
việc nâng cấp mạng của các ISP theo định kỳ và thường xuyên.
Như vậy có thể thấy, thực tế mạng lưới và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể triển khai địa chỉ IPv6. Dựa trên cơ sở hạ tầng mạng IPv4, nếu có
một phương án triển khai phù hợp, việc chuyển đổi sử dụng IPv6 sẽ không quá khó
khăn và chi phí cũng không quá lớn.
4.1.3. Dịch vụ Internet Việt Nam, phân tích ưu nhược điểm đối với triển khai IPv6 IPv6
Trên phương diện triển khai IPv6, thị trường dịch vụ Internet của Việt Nam có một số hạn chế đối với việc triển khai IPv6, ởđiểm các dịch vụ vốn được coi là lợi thế khi ứng dụng IPv6 thực tế không được triển khai sử dụng nhiều như: VoIP, các ứng dụng đa phương tiện, IPTV, các ứng dụng về thời gian thực. Chính điều này cũng là
một phần khiến ISP chưa thực sự mong muốn chuyển đổi sang IPv6.
Trên phương diện sử dụng địa chỉ IPv4 để cấp phát cho các dịch vụ khách hàng, ISP Việt Nam vẫn tồn tại những “thói quen ” không có lợi như:
- 100% sử dụng NAT và địa chỉ IP dùng riêng nhằm tiết kiệm địa chỉ IPv4.
Bùi Tiến Đạt – Lớp Cao học Điện tử 1 89
- Hạn chế lượng địa chỉ IPv4 cấp phát cho khách hàng.
- Những thách thức sử dụng tài nguyên địa chỉ IPv4 như trên sẽ gây ra nhiều bất
lợi trong quản lý cũng như sự phát triển của hoạt động Internet. Người sử dụng Internet Việt Nam hiện đang rất bị hạn chế số lượng địa chỉ IPv4 mà ISP Việt Nam cấp phát. Nguồn địa chỉ IPv6 rộng lớn, thoải mái khi ISP triển khai sẽđược khách hàng đón nhận, tạo điều kiện cho ISP Việt Nam triển khai IPv6.