Hệ thống đo AVL 620 Indiset

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình cháy và khí thải của động cơ phun xăng xe máy sử dụng hỗn hợp giàu hydro (Trang 57 - 59)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.4. Hệ thống đo AVL 620 Indiset

Hệ thống này thể hiện trên hình 3.14 gồm [39]:

58 Hệ thống đo AVL 620 Indiset bao gồm 3 thành phần chính:

+ Bộ mã hóa: Có nhiệm vụ đo góc quay trục khuỷu, thời điểm của của từng kì động cơ

+ Thiết bị Indiset bao gồm 2 phần chính : phần giá (Docking Station) và bo mạch chính. Bo mạch chính bao gồm tất cả các thiết bị lấy mẫu, các bo mạch lấy mẫu và lưu trữ số liệu.

+ Bộ khuếch đại : Có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu từ cảm biến.

Tín hiệu từ các cảm biến sẽ được đưa vào bộ khuếch đại nhằm khuếch đại tín hiệu. Tín hiệu sau khuếch đại sẽ được đưa vào bo mạch chính để lấy mẫu và chuyển đổi sang tín hiệu số. Tín hiệu số này sẽ được gửi về máy tính. Tại đó máy tính sẽ liên tục hiển thị các kết quả thu được từ các cảm biến theo góc quay trục khuỷu tùy theo chế độ lựa chọn.

3.2.4.1 Cảm biến đo áp suất

Như chúng ta đã biết, áp suất trong xy lanh là biến quan trọng nhất trong động cơ để phân tích quá trình cháy. Nó đánh giá hiệu quả quá trình cháy cũng như liên quan tới độ ồn của động cơ, tốc độ thay đổi áp suất và hiệu quả làm việc của động cơ. Cảm biến áp suất được gắn trực tiếp vào nắp máy để đo áp suất trong xy lanh của động cơ. Đây là cảm biến áp suất kiểu thạch anh nhận biết áp suất trong xy lanh thông qua việc các tinh thể thạch anh bị phân cực tạo ra một điện trường trong tinh thể. Cấu tạo cảm biến áp suất như hình 3.15.

Các thông số cơ bản của cảm biến như sau:

Dải đo (0 250) bar

Quá tải 300 bar

Tuổi thọ 108

Độ nhạy 19 pC/bar

Độ tuyến tính 0.3%

59

Hình 3.15. Cấu tạo cảm biến đo áp suất QC33C

Dữ liệu áp suất được lấy trung bình sau 100 chu kỳ theo góc quay trục khuỷu. Do dữ liệu áp suất được lấy trung bình trong 100 chu kỳ nên giá trị của nó rất đáng tin cậy. Các thông số sau được đánh giá từ giá trị áp suất trong xy lanh động cơ:

- Áp suất lớn nhất pmax và vị trí khuỷu trục khí đạt pmax,

- Đường cong biến thiên áp suất trong xy lanh theo góc quay trực khuỷu, - Áp suất chỉ thị trung bình cho mỗi chu kỳ,

- Công sinh ra trong mỗi chu kỳ,

- Tốc độ tỏa nhiệt trong xy lanh theo góc quay trục khuỷu, - Quy luật nhiệt tỏa ra trong xy lanh theo góc quay trục khuỷu.

3.2.4.2 Thiết bị Indicating

Indicating với phần mềm Indiwin có chức năng đo diễn biến áp suất trong xy lanh theo góc quay trục khuỷu, đồng thời đo độ rung động cơ. Thiết bị Indicating cho phép nghiên cứu tỷ lệ nhiên liệu cháy theo góc quay trục khuỷu, nghiên cứu tốc độ tỏa nhiệt của nhiên liệu. Đồng thời có thể nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình phun nhiên liệu, góc phun sớm đến khả năng cháy của nhiên liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình cháy và khí thải của động cơ phun xăng xe máy sử dụng hỗn hợp giàu hydro (Trang 57 - 59)