Khái niệm về CFD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình truyền nhiệt cho thiết bị sưởi ấm dịch truyền dùng trong y tế sử dụng phương pháp mô phỏng và so sánh thực nghiệm (Trang 29 - 30)

CFD- Computational Fluid Dynamics: Đây là lĩnh vực khoa học sử dụng ―sức mạnh‖ của máy tính để giải quyết rất nhiều bài toán khúc mắc trong cơ học lưu chất. Sử dụng phương pháp số và thuật toán có thể giải quyết bài toán động lực học lưu chất mà phương pháp lý thuyết và thực nghiệm ―không thể‖. Các bài toán này liên quan đến các yếu tố môi trường, đặc tính lý hóa của các quá trình trong môi trường đang xét, đặc tính sức bền của môi trường, đặc tính nhiệt động, đặc tính động học, hay đặc tính động lực học hoặc khí động lực học, đặc tính lực, đăc tính moment và tương tác của các môi trường với nhau…CFD được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vự như nghiên cứu, thiết kế các phương tiện vận chuyển (máy bay, ô tô, tàu thủy…), thiết kế các công trình xây dựng(nhà cửa, sống ngòi..), thiết kế đường ống dẫn, nghiên cứu mô phỏng các quá trình truyền nhiệt…

Nền tảng của CFD là những phương trình chủ đạo cơ bản của động lực học lựu chất  Phương trình liên tục (The Continuity Equation)

 Phương trình động lượng (The Momentum Equation)  Phương trình năng lượng (The Energy Equation)

Những phương trình trên nói đến quá trình vật lý.Chúng là phát biểu toán học của ba nguyên lý cơ bản mà toàn bộ động lực học lưu chất đặt trên cơ sở đó:

1. Bảo toàn khối lượng

2. Định luật 2 Newton(F=ma) 3. Bảo toàn năng lượng

Trong phương pháp CFD, những nguyên lý này biểu diễn dưới dạng số hạng của phương tình toán học, mà dạng tổng quát nhất của chúng là những phương trình đạo hàm riêng. Tính toán động lực học lưu chất là thuật thay thế những phương trình đạo hàm riêng chủ đạo của dòng lưu chất bằng số và đưa những số này vào không

Vũ Đình Dũng Page 30 gian và thời gian để nhận được sự mô tả cuối cùng của trường dòng chảy đầy đủ cần quan tâm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình truyền nhiệt cho thiết bị sưởi ấm dịch truyền dùng trong y tế sử dụng phương pháp mô phỏng và so sánh thực nghiệm (Trang 29 - 30)