3.3.1. Kiến nghị
3.3.1.1. Với các cơ quan quản lý Nhà nước
- Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, ngoài việc quy hoạch các khu công nghiệp, Đồng Nai đang quy hoạch bổ sung các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ để có thể bố trí những nhà đầu tƣ trong nƣớc quy mô vừa và nhỏ không đủ điều kiện vào khu công nghiệp. Việc đầu tƣ hạ tầng các cụm công nghiệp này chủ yếu do các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thực hiện trên cơ sở huy động vốn góp của các nhà đầu tƣ vào cụm công nghiệp. Tuy nhiên , hiện nay Nhà nƣớc chƣa có quy định hƣớng dẫn việc đầu tƣ và chính sách ƣu đãi các trƣờng hợp này, do vậy, kiến nghị Chính phủ xem xét bổ sung các chính sách và tổ chức quản lý các cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống để các địa phƣơng thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện.
- Điều chỉnh cơ cấu tiền nhà ở trong lƣơng sao cho phù hợp để ngƣời lao động có khả năng nâng cao mức sống, cải thiện chỗ ở, khoảng 10 năm làm việc có thể tiết kiệm mua đƣợc nhà ở.
- Trong quá trình phát triển khu công nghiệp một số doanh nghiệp có chính sách xây dựng nhà ở cho công nhân và chuyên gia. Tuy nhiên việc này trong thời gian qua còn mang tính tự phát chƣa có định hƣớng và sự ƣu đãi khuyến khích từ phía Nhà nƣớc. Trong thời gian tới cần phải có chính sách ràng buộc trách nhiệm về mặt xã hội, nhƣ phải có cam kết xây dựng nhà ở cho ngƣời lao động bằng nhiều phƣơng thức. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu chính sách thuế theo hƣớng tách đối tƣợng kinh doanh nhà trọ cho ngƣời lao động thuê thành một loại riêng trong loại hình kinh doanh nhà trọ.
- Đa số đối tƣợng sử dụng dịch vụ suất ăn công nghiệp là ngƣời lao động có thu nhập thấp. Do đó, đề nghị Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh giảm mức thuế suất GTGT áp dụng đối với loại hình này từ 10% xuống còn 5%, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp nâng cao chất lƣợng suất ăn phục vụ ngƣời lao động.
- Nhà nƣớc tăng cƣờng kinh phí và điều kiện hỗ trợ các đoàn thể, đặc biệt là công đoàn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng tủ sách pháp luật ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
- Đề nghị Chính phủ sớm ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sửa đổi), trong đó nên cho phép quy hoạch cụm, khu nhà ở cho ngƣời lao động nằm trong khu công nghiệp để dễ quản lý và tận dụng cơ sở hạ tầng kinh tế của khu công nghiệp. Nhà nƣớc nên cho chủ đầu tƣ xây dựng nhà ở bán, cho công nhân thuê, miễn, giảm thuế đất, tiền sử dụng đất, miễn nộp thuế dịch vụ nhà ở 6% hoặc giảm xuống thuế suất còn 1- 1,5%, và hỗ trợ về tín dụng và ƣu đãi trong xây dựng nhà ở.
- Nghiên cứu xây dựng mạng thông tin thống nhất trong cả nƣớc và nƣớc ngoài về thị trƣờng lao động nhằm phục vụ nhu cầu tìm việc của ngƣời lao động và các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh có nhiều khu công nghiệp, nhiều doanh nghiệp hoạt động.
- Đề nghị Nhà nƣớc nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách về tài chính để phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ ngƣời lao động nhƣ nhà ở, xe đƣa rƣớc…ở khu công nghiệp.
3.3.1.2. Đối với địa phương
- Đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa chỉ đạo cho bộ phận đăng ký kinh doanh trên địa bàn cần tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ cá thể có tổ chức kinh doanh nhà trọ thực hiện việc đăng ký kinh doanh để từng bƣớc đƣa công tác quản lý nhà trọ đi vào nề nếp.
- Có chính sách đầu tƣ phƣơng tiên đi lại và hỗ trợ giá cƣớc cho xe buýt đƣa rƣớc công nhân các khu công nghiệp. Quy hoạch các tuyến xe buýt tập trung dành cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện quy hoạch khu công nghiệp gắn với phát triển nhà ở đô thị, bệnh viện, trƣờng học, nơi sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, siêu thị… phục vụ công nhân lao động.
- Có chính sách ƣu đãi về thuế, tín dụng cho các doanh nghiệp trong việc tham gia các chƣơng trình dịch vụ phục vụ ngƣời lao động để họ yên tâm đầu tƣ xây dựng nhà ở; trợ giá xe buýt; hỗ trợ cho ngƣời lao động học bổ túc văn hóa…, qua đó góp phần cải thiện quan hệ gắn bó giữa công nhân và doanh nghiệp.
3.3.1.3. Đối với Ban quản lý các khu công nghiệp
- Chủ động liên kết với các địa phƣơng để tuyển dụng lao động , tạo điều kiện cho ngƣời lao động gắn kết hơn với doanh nghiệp, với địa phƣơng sở tại và tạo điều kiện địa phƣơng có ngƣời lao động cũng nắm đƣợc dân của mình ở xa.
- Nâng cao chất lƣợng cán bộ ở các phòng quản lý lao động ở các BQL các KCN để họ có khả năng thực hiện tƣ vấn cho các doanh nghiệp, cho ngƣời lao động về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của họ, góp phần giảm xung đột, khiếu nại, đình công, lãn công tập thể.
- BQL các KCN phối hợp với công đoàn, Đoàn Thanh niên của các doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch đảm bảo đời sống tinh thần của ngƣời lao động nhƣ: phong trào thể dục, thể thao, văn nghệ quần chúng, các cuộc sinh họat cộng đồng…, giúp NLĐ có cuộc sống tinh thần lành mạnh, tự trọng và lòng yêu nƣớc.
- BQL các KCN phải xây dựng tổ đội chuyên theo dõi việc tuân thủ công tác an toàn lao động, xây dựng các biện pháp chế tài đủ mạnh để răn đe các doanh nghiệp ít quan tâm đến an toàn lao động của ngƣời lao động.
3.3.1.4. Đối với doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp chấp hành luật pháp, thực hiện đúng đủ những quy định của pháp luật đối với ngƣời lao động về ký kết hợp đồng lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể, đảm bảo quyền lợi mọi mặt của ngƣời lao động.
- Xây dựng và ban hành nội quy lao động của doanh nghiệp có đăng ký với cơ quan quản lý lao động, Ban Quản lý các KCN địa phƣơng có đủ cơ sở khách quan, dân chủ trong việc giải quyết tranh chấp lao động , xác định vi phạm, xử lý kỷ luật với trƣờng hợp vi phạm.
- Chăm lo đời sống ngƣời lao động , tham gia giải quyết vấn đề chung có liên quan đến ngƣời lao động ở các khu công nghiệp nhƣ về nhà ở, đi lại, học tập, giao tiếp, khám chữa bệnh…
- Nên có kinh phí tổ chức các lớp ngoài giờ về văn hóa, ngoại ngữ cho ngƣời lao động ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Chủ đầu tƣ ngƣời nƣớc nào thì tổ chức dạy ngôn ngữ ấy cho ngƣời lao động để nâng cao trình độ sử dụng các thiết bị và giúp chủ - thợ có sự hiểu biết, cảm thông nhau trong công việc và cuộc sống.
3.3.2. Những giải pháp trƣớc mắt cần tập trung thực hiện
3.3.2.1. Từ thực trạng đời sống ngƣời lao động hiện nay, vấn đề nhà ở tại các khu vực xung quanh khu công nghiệp là vấn đề cần thiết nhất, cần phải tập trung giải quyết. Hƣớng chủ yếu để giải quyết là Nhà nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí (tƣơng tự chính sách xây dựng nhà ở cho ngƣời nghèo); địa phƣơng tạo điều kiện bố trí đất đai; doanh nghiệp khu công nghiệp và công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ về vốn. Thực hiện quản lý và giảm thuế kinh doanh nhà trọ xung quanh các khu công nghiệp
3.3.2.2. Giải pháp ổn định việc làm cho ngƣời lao động hiện nay, các khu công nghiệp đang thu hút lực lƣợng lao động trẻ, có sức khỏe dồi dào, đồng thời sa thải ngƣời lao động lớn tuổi với lý do vì “yêu cầu nghề nghiệp”. Đây là nguy cơ đƣợc dự báo trƣớc, có ảnh hƣởng đến thu nhập, đời sống ngƣời lao động, ảnh hƣởng đến tình hình trật tự an toàn xã hội tại các địa phƣơng có khu công nghiệp. Cần xây dựng những biện pháp khắc phục, đƣa ra những quy định chặt chẽ việc sa thải ngƣời lao động lớn tuổi trong các doanh nghiệp, đồng thời tạo các trợ cấp xã hội cần thiết cho lao động thất nghiệp tạm thời hay có chế độ nghỉ hƣu trƣớc tuổi quy định.
3.3.2.3. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về lao động. Tình trạng vi phạm Luật lao động, luật công đoàn trong các doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở các khu công nghiệp khá phổ biến. Các ngành chức năng quản lý nhà nƣớc phối hợp chặt chẽ với công đoàn các cấp tăng cƣờng các biện pháp bảo vệ có hiệu quả quyền lợi hợp pháp chính đáng của ngƣời lao động, ngăn ngừa và giải quyết kịp thời các tranh chấp và đình công của ngƣời lao động, thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm, đúng pháp luật đối với các hoạt động vi phạm.
3.3.2.4. Xây dựng và ký kết các thỏa ƣớc lao động hợp lý. Hƣớng dẫn các doanh nghiệp các nội quy, quy chế và các thỏa ƣớc lao động tập thể theo đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức công đoàn thƣơng lƣợng ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể nhằm tăng cƣờng ổn định quan hệ lao động, mối quan hệ hợp tác giữa ngƣời lao động và các nhà quản lý, chủ đầu tƣ để cùng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, ổn định việc làm và đời sống cho ngƣời lao động.
KẾT LUẬN
Đảm bảo đời sống ngƣời lao động trong các KCN là vấn đề cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn ở nƣớc ta hiện nay. Đồng thời có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của cả nƣớc nói chung và của Đồng Nai nói riêng.
- Đảm bảo đời sống ngƣời lao động ở các KCN là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng địng hƣớng XHCN ở nƣớc ta, góp phần tăng trƣởng kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Từ phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng nguồn lực lao động trong các KCN Đồng Nai, chủ yếu từ năm 2000 đến nay, cho thấy sự đóng góp to lớn của ngƣời lao động đối với các doanh nghiệp KCN, với sự phát triển kinh tế, xã hội Đồng Nai. Nhƣng việc đảm bảo đời sống của ngƣời lao động tại các KCN Đồng Nai lại đang là vấn đề cấp bách cần đƣợc nghiên cứu và giải quyết đồng bộ, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững trong những năm tới.
- Hiện nay, vấn đề đảm bảo đời sống ngƣời lao động trong các KCN. Đồng Nai chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu và thực hiện một cách đầy đủ, đồng bộ nhƣ quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng KCN, trong đó có hạ tầng xã hội; chƣa tính toán đầy đủ tới yếu tố NLĐ trong đó có đông đảo NLĐ nhập cƣ; chƣa có sự liên kết chặt chẽ giữa chính quyền địa phƣơng với các KCN và với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chính sách tiền lƣơng, việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động, việc thực hiện các chính sách xã hội đối với ngƣời lao động trong các KCN, đảm bảo sự công bằng và sự tiến bộ xã hội còn chƣa đầy đủ, đồng bộ và thực hiện nghiêm.
Từ thực tế nghiên cứu vấn đề đảm bảo đời sống ngƣời lao động ở KCN. ĐN, luận văn đã đƣa ra phƣơng hƣớng giải quyết vấn đề đảm bảo đời sống ngƣời lao động ở KCN trong thời gian tới phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa
phƣơng vì mục tiêu ổn định và phát triển nguồn lực lao động KCN.ĐN, thu hút lao động, gắn liền với không những cải thiện đời sống ngƣời lao động . Để thực hiện phƣơng hƣớng ấy, luận văn đƣa ra một số giải pháp chủ yếu để phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phƣơng, để các cơ quan quản lý Nhà nƣớc nghiên cứu và vận dụng trong thực tế
Đảm bảo đời sống ngƣời lao động trong các KCN là vấn đề kinh tế, xã hội rộng lớn, phức tạp, liên quan nhiều vấn đề khác nhau. Với khả năng và thời gian hạn chế, kinh nghiệm chƣa nhiều nên những vấn đề đƣợc tác giả nghiên cứu, trình bày trong luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý, chia sẻ của quý thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Nai (2004): Hội thảo khoa học- thực tiễn: Tình hình phân phối và phân hóa giàu nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
[2] Ban quản lý các Khu công nghiệp ĐN (2003): Báo cáo tình hình hoạt động các KCN và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2005.
[3] Ban quản lý các KCN. ĐN, Phòng Quản lý các KCN (2005): Một số vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực và nhà ở tại các KCN Đồng Nai
[4] Ban Chỉ đạo phát triển dịch vụ KCN( 2004), về các chƣơng trình hoạt động phát triển dịch vụ NLĐ trong các KCN
[5] Báo Đồng Nai các số 911 ngày 28 – 9 – 2004, 998 ngày 5 – 4 - 2005 1002 ngày 10 – 2 – 2005, 1017 ngày 14 – 6 - 2005 …
[6] Phan Đức Bình ( 2005), Nhìn lại 10 năm thực hiện bộ luật lao động LĐ & XH , số 256+ 257
[7]Các Mác ( 1984): Tƣ bản, Quyển I, Phần 1, Nxb Sự thật Hà Nội [8]Các Mác ( 1984): Tƣ bản, Quyển I, Phần 2, Nxb Sự thật Hà Nội [9] Các Mác ( 1984): Tƣ bản, Quyển III, Phần 1, Nxb Sự thật Hà Nội
[10] Các Mac và Ph. Angghen toàn tâp ( 1993): Tập 23, Nxb sự thật Hà Nội. [11] Các Mac, Ph. Angghen, V. I. Lenin, J. Stalin ( 1974): Bàn về phân phối, Nxb
Sự thật Hà Nội.
[12] Nguyễn Cảnh ( 2004) Đồng Nai tiến tới có đủ nhà ở cho ngƣời lao động trong các KCN
[13] Cục thống kê Đồng Nai 2004 [14] Cục Thống kê Đồng Nai 2005.
[15] Tuấn Cƣờng ( 2004), thực trạng môi trƣờng lao động và những ảnh hƣởng nảy sinh đối với ngƣời lao động tại TP. Hồ Chí Minh và môt số tỉnh phía nam LĐ&XH sớ tháng 4.
[16] Chuyên mục của đài phát thanh truyền hình Đồng Nai (2005) Một số bài, tin liên quan đời sống ngƣời lao động KCN. ĐN, ngày 11-12-1,1-2-3 năm 2005
[17] Đỗ Minh Cƣơng (1997), Tác động xã hội của cải cách kinh tế, việc làm và thị trƣờng lao động. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, tr.224.
[18] Đỗ Minh Cƣơng (2005), Dạy nghề cung cấp lao động cho các KCN và XKLD một yêu cầu cấp bách, Tc LĐ&XH. số 256+257.
[19] Nguyễn Nhƣ Diện ( Chủ biên) ( 1995): Con ngƣời và nguồn lực con ngƣời trong phát triển. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[20] Nguyễn Hữu Dũng (2005), An sinh xã hội cho mọi ngƣời, LĐ&XH số 256, 257
[21] Đảng cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb CTQG. Hà Nội.
[22] Đảng cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb CTQG. Hà Nội.
[23] Đảng cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb CTQG. Hà Nội.
[24] Đồng Nai 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế (2005), Nhà in Thanh niên Đồng Nai
[25] Đặng Quang Điều (2004) Xung quanh vấn đề nhà ở cho ngƣời lao động tại các khu công nghiệp, LĐ & XH số 236.
[26] Đặng Quang Điều (2005) một lọai nhà ở cần đƣợc xã hội hóa LĐ & XH số 256+257
[27] Trần Thanh Đức ( 2000) công tác giáo dục đào tạo ngƣời lao động mới ở nƣớc ta hiện nay. Thông tin lý luận , số 10- 2000 (272) tr45
[28] Nguyễn Minh Đƣờng. Chủ biên( 1996): Bồi dƣỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới. Đề tài KX 07.14 Hà Nội
[29] Tống Văn Đƣờng, PGS.TS ( chủ biên 1995): Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý tiền lƣơng, lao động trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta. Nxb CTQG, HN.
[30] Hoàng Kim Hải (1999), Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH ở nƣớc ta, Luận án tiến sĩ kinh tế, HVCTQG,Hà Nội
[31] Giáo trình kinh tế học phát triển (2004), Nxb CTQG, Hà Nội
[32] Nguyễn Xuân Hòa (2005), Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động ở các KCN, KCX, LĐ & CĐ số 327 tr8
[33 Hội thảo Quốc gia, bộ Kế hoạch đầu tƣ, Tạp chí Cộng Sản, Ban Kinh tế Trung Ƣơng, UBND Tỉnh Đồng Nai (2004): Phát triển các KCN, Khu chế xuất ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.