NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ DẬP KHỐI TRÊN KHUÔN HỞ
2.2.3. Các kiểu rãnh thoát biên và kích thƣớc của nó
Cho đến nay qua kinh nghiệm sản xuất người ta đã tìm ra 6 kiểu rãnh thoát biên thường dùng sau:
Hiện nay rãnh thoát biên kiểu III được sử dụng rộng rãi nhất, các kích thước của nó được tiêu chuẩn và tính toán theo vật dập (bảng 2.1)
Bảng 2.1: Kích thƣớc rãnh thoát biên kiểu III của khuôn dập trên máy búa
Trên bảng 2.1 các kích thước chiều dài (h và b) tính bằng mm; diện tích tiết diện ngang của rãnh thoát biên (Sv) tính bằng mm2
.
Muốn chọn kích thước rãnh thoát biên ta sử dụng công thức kinh nghiệm sau đây: 0.015 Vd
h F Đối với vật dập có hình dáng bất kỳ.
0.015 n
h A Đối với vật dập hình vuông cạnh An.
0.015 n
h D Đối với vật dập hình tròn đường kính Dn. Trong đó:
FVd – Diện tích hình chiếu vật dập trên mặt phân khuôn, tính bằng mm2. h – Chiều cao cầu vành biên, tính bằng mm.
Sau khi chế tạo khuôn cần tiến hành dập thử. Căn cứ vào vành biên của vật dập thử ta có thể kiểm tra xem rãnh thoát biên đã thiết kế đúng chưa. Nếu rãnh thoát biên thiết kế không đúng, trở lực biến dạng tại cửa khuôn nhỏ thì kim loại sẽ chảy vào rãnh thoát biên sớm quá. Sau khi dập thử ta thấy chiều cao vành biên bằng chiều cao túi chứa kim loại
trong rãnh thoát biên (h.2.4a). Như vậy sẽ sinh ra lực Pt tác dụng từ khuôn vào vành biên làm tăng lực dập cần thiết, hại khuôn và có thể gặp trường hợp không điền đầy lòng khuôn. Muốn khắc phục hiện tượng này cần tăng trở lực biến dạng ở cửa khuôn sao cho khi dập thử ta thu được vành biên như trên hình 2.4b là đạt yêu cầu. Nếu trở lực biến dạng ở cửa khuôn quá lớn cũng làm tăng lực dập cần thiết, dễ gây hiện tượng chiều cao vật dập lớn hơn yêu cầu, vành biên thì quá nhỏ, gây khó khăn cho việc cắt biên, khuôn chóng bị hỏng do áp lực đơn vị của kim loại tác dụng vào lòng khuôn quá lớn.
Hình 2.4. Sơ đồ cấu tạo vành biên đúng và sai a)Vành biên quá lớn - b)Vành biên hợp l