Tình hình sử dụng khí tổng hợp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cung cấp khí tổng hợp cho động cơ máy phát điện (Trang 29 - 32)

Theo số liệu từ Vụ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo (Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương), Việt Nam có nguồn sinh khối khá dồi dào (vật liệu lấy từ cây cỏ, phụ phẩm nông nghiệp) từ khu vực nông thôn để thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống. Tiềm năng các nguồn này theo đánh giá của Viện năng lượng được trình bày trong bảng sau.

Bảng1.5: Tiềm năng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp

Nguồn cung cấp Tiềm năng (triệu tấn)

Quy dầu tương đương (triệu tấn) Tỷ lệ (%) Rơm rạ 32,52 7,30 60,4 Trấu 6,50 2,16 17,9 Bã mía 4,45 0,82 6,8 Các loại khác 9,00 1,80 14,9 Tổng 53,43 12,08 100

Bảng 1.6: Tiềm năng sinh khối gỗ năng lượng

Nguồn cung cấp

Tiềm năng (triệu tấn)

Quy dầu tương đương (triệu tấn) Tỷ lệ (%) Rừng tự nhiên 6,842 2,390 27,2 Rừng trồng 3,718 1,300 14,8 Đất không rừng 3,850 1,350 15,4 Cây trồng phân tán 6,050 2,120 24,1

Cây CN và cây ăn

quả 2,400 0,840 9,6

Phế liệu gỗ 1,649 0,580 6,6

Tổng 25,090 8,780 100

Với tiềm năng lớn về sinh khối nhưng Việt Nam lại chưa sử dụng hiệu quả nguồn sinh khối này. Theo thống kê, ba phần tư sinh khối hiện được sử dụng phục vụ đun nấu gia đình với các bếp đun cổ truyền hiệu suất thấp hoặc làm chất đốt gây lãng phí lớn. Bếp cải tiến tuy đã được nghiên cứu thành công nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi mà chỉ có một vài dự án nhỏ, lẻ tẻ ở một số địa phương.

Mô hình sử dụng sinh khối tiêu biểu nhất từ trước đến nay ở nước ta là hầm ủ tạo khí biogas sử dụng rơm rạ, bã mía hoặc phân gia súc. Tuy vậy, mô hình này mới chỉ đáp ứng nhu cầu đun nấu trong hộ gia đình, vẫn chưa tận dụng triệt để giá trị của sinh khối mang lại. Việc sử dụng mô hình khí hóa sinh khối trong sản xuất và đới sống chưa thực sự phổ biến.

Ở nước ta hiện nay khí tổng chủ yếu được sử dụng trong nghành công nghiệp hóa chất nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất nhiều sản phẩm hóa chất quan trọng như amoniac, phân urê, các sản phẩm hữu cơ. Mô hình khí hóa sinh khối sử dụng cho nhu cầu đốt cháy sinh nhiệt cũng khá phổ biến. Phổ biến nhất đó là bếp khí hóa được phổ biến rộng rãi và được nhiều người dân sử dụng.

Hình 1.11: Bếp khí hóa dùng cho hộ gia đình và các bếp ăn công nghiệp

Khí hóa sinh khối đã bước đầu được ứng dụng nhiều trong sản xuất nhiệt và điện. Việc sử dụng nguồn năng lượng này ngày càng được cải thiện về tính hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường. Tiêu biểu là nhà máy gạch Tân Mai đã sử dụng hệ thống khí hóa trong chu trình sản suất của mình đã đạt hiệu quả cao tích kiệm chi phí sản xuất giảm ô nhiễm môi trường. Hiệu quả cao nhưng hiện nay ứng dụng khí hóa vào sản xuất công nghiệp chưa thật sự phổ biến do chi phí đầu tư ban đầu cao.

Hình 1.12: Công ty Tân Mai ứng dụng công nghệ khí hóa vào sản xuất gạch gốm

Trong sản xuất điện từ năng lượng sinh khối, một số dự án tiêu biểu tại Việt Nam là sản xuất điện đồng phát từ bã mía, sản xuất điện đồng phát từ trấu và sản xuất điện từ trấu. Cụ thể là:

1) Nhà máy sản xuất đồng phát nhiệt và điện sử dụng bã mía (đồng phát đốt bã mía) của khoảng 40 công ty sản xuất đường trên toàn quốc trong số đó đa phần là các nhà máy Việt nam và một số nhà máy nước ngoài.

2) Sản xuất điện từ trấu ở TP Cần Thơ và Tỉnh An Giang. 3) Sản xuất điện và nhiệt đồng phát từ trấu ở TP Cần Thơ.

4) Sản xuất khí từ trấu để cung cấp nhiệt cho sản xuất gốm sứ và ngói ở tỉnh Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cung cấp khí tổng hợp cho động cơ máy phát điện (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)