Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của macxim gorki (Trang 51 - 55)

Thiên nhiên được biểu hiện gần như là thống nhất và trãi dài trong các tác phẩm. Đây là yếu tố lãng mạn không thể không kể đến khi nghiên cứu truyện ngắn của M. Gorki.

Bản chất sinh tồn của thiên nhiên là một yếu tố lãng mạn, trong đời sống nói chung và trong văn học nói riêng. Thiên nhiên trong văn học vừa là đối tượng được miêu tả vừa là phương tiện nghệ thuật giúp nhà văn hoàn thành ý đồ sáng tác của mình. Thiên nhiên không chỉ giúp tạo ra sự gần gũi giữa chủ thể và khách thể, con người với thế giới tự nhiên mà còn là nét vẽ mềm mại tạo nên một bức tranh hoàn mỹ. Và trong lĩnh vực nghệ thuật này, chúng ta có một bậc thầy, đó là nghệ sĩ tài hoa: M. Gorki. Dưới ngòi bút của ông, phong cảnh thiên nhiên trở nên sống động, có linh hồn và tỏ ra thái độ của mình trước những biến cố xảy ra trong đời sống. Thiên nhiên biến động theo sự biến động trong tâm hồn nhân vật, tâm hồn nhà văn. Nói đến thiên nhiên là nói đến sự lãng mạn. Khi ngắm nhìn những cành lá rung rinh trước gió, những án mây bồng bềnh

trôi trên bầu trời, tâm hồn ta cảm thấy miên man, tựa hồ như có thể bay vút lên không trung, chao lượn cùng cánh gió. Thiên nhiên ấp ủ con người trong sự vuốt ve dịu dàng, thiên nhiên cũng có sự xô xát con người trong cơn giận dữ, nhưng sự xô xát ấy cũng là một cách thiên nhiên giúp con người gột rửa linh hồn mình. Thiên nhiên đẹp và vẻ đẹp đó chân thật, tự nhiên nên nó là vẻ đẹp của Chân – Thiện – Mĩ. Bước vào thế giới thiên nhiên trong truyện ngắn Makar Suđra của M. Gorki, ta thấy trải rộng ra đến tận chân trời là hình ảnh của biển: “Từ biển khơi thổi về một làng gió ướt và lạnh truyền đi khắp thảo nguyên điệu nhạc trầm ngâm của tiếng sóng xô vào bờ và tiếng thì thầm của cây cỏ miền duyên hải. Thỉnh thoảng từng cơn gió cuốn theo những chiếc lá vàng nhăn nheo và hất nó vào đống lửa, khiến cho ngọn lửa bừng to lên: bóng tối của đêm thu quay quanh chúng tôi chốc chốc lại rùng mình, sợ sệt lùi ra xa, hé mở cho chúng tôi thoáng thấy ở bên trái là thảo nguyên mênh mông, bên phải là biển rộng bát ngát”[13;33]. Biển hiện diện và chứng kiến mọi điều. Không gian bao la của biển như tấm lòng yêu thương của người mẹ, khiến ta cảm thấy an toàn, bình yên, tin tưởng mà trãi rộng lòng mình. Có lẻ vì vậy mà M. Gorki thường mở đầu tác phẩm của mình bằng sự mênh mong của biển. Biển gợi nhắc chúng ta về sự rộng lớn của cuộc đời. Phải chăng đó là nền tảng thế giới quan mà M. Gorki muốn bạn đọc hướng đến khi bước chân vào những “sự kiện nhỏ nhặt” trong tác phẩm.

Thiên nhiên trong truyện ngắn Bà lão Idecghin của M. Gorki không chỉ là khách thể tự nhiên mà nó hiện lên như một con người có tình cảm, suy nghĩ và các mối quan hệ của nó. “Không khí nhiễm đầy mùi hơi biển gay gắt và khí bốc nồng đậm của đất thấm đẫm nước mưa từ lúc gấn tối. Lúc này, trời vẫn còn những mảng mây xốp nhẹ bay lang thang, hình thù và màu sắc kì dị, chỗ thì đường nét mềm mại như những luồng khói lam và xanh tro đang cuồn cuộn bốc lên, chỗ thì hằn rõ như những tảng đá đen mờ đục hoặc nâu. Giữa các mảng mây, những mảnh trời xanh ngời lên thứ ánh sáng dịu dàng, lấm tấm những vì sao óng ánh như vụn vàng. Tất cả những cái đó: âm thanh và mùi vị, mây và người đều đẹp và buồn lạ lùng, như mở đầu cho một câu chuyện cổ tích huyền diệu, mọi vật đều như ngừng sinh trưởng, chìm dần vào cõi chết”[13;127]. Mối quan hệ giữa biển và không gian của nó là bầu trời, là áng mây, là gió, mưa, sấm chớp. Với biển, bầu trời là người bạn đồng hành, là anh em sinh đôi, là tấm gương phản chiếu chính nó. Bằng một sự liên tưởng độc đáo! Trên bầu trời ấy, biển quen biết thêm những người bạn mới: những án mây trôi, những ánh sao xuất

hiện hàng đêm; và vị khách sấm chớp thỉnh thoảng thăm viếng bầu trời, đâm xoạt bầu trời bằng những thanh gươm sáng và thách thức biển cả. Trái ngược với cơn thịnh nộ của cơn bão là sự vuốt ve mềm mại của đêm lặng gió: “Mềm mại và ống ả, biển hòa lẫn với nền trời xanh biếc của phương nam, và trong giấc ngủ triền miên nó phản chiếu những thớ mây trong suốt, mịn như lông tơ, đứng im phăng phắc, và không che khuất những đường thêu kim tuyến của các quần sao. Tựa như trời cúi mình mỗi lúc một thấp sát biển để hiểu thấu những điều mà sóng biển đang thì thầm không ngớt trong khi lười biếng trườn lên bờ”[13;250].

(Bài ca Chim Ưng)

Trong mắt Gorki, biển không chỉ là biển, nó vượt lên chính nó để trở thành bất cứ cái gì theo sự biến hóa của trí tưởng tượng của tác giả. Nhà văn như một Đấng tối cao, nắm giữ linh hồn của biển. Có khi, ông thả vào nó linh hồn của một nhà hiền triết, một cụ già am hiểu mọi chuyện đời: Bằng âm thanh của chính mình, biển “sẽ kể về những điều bí ẩn của vũ trụ, sẽ giảng dạy cho trí tuệ hiểu nó, rồi sẽ làm cho trí tuệ tắt đi như đóm lửa ảo huyền, và sẽ đưa linh hồn bay lên cao trong cái vực màu xanh thẫm, và từ đấy những đường sao rung rinh cũng sẽ vang lên tiếng nhạc diệu kì của khải thị để đón lấy linh hồn”[13;257].

(Bài ca Chim Ưng)

Có lúc, biển mang linh hồn của một người phụ nữ dịu dàng, “Biển rộng mênh mong, uể oải thở dài bên bờ, im lìm trong giấc ngủ, phía xa phẳng lặng tràn ngập ánh trăng xanh…[13;250].

(Bài ca Chim Ưng)

Ông đã sử dụng một cách sinh động biện pháp tương phản trong hệ thống hình tượng của tác phẩm, Gorki làm nổi bật lên bản chất gắn bó với tập thể của nhân vật đẹp đẽ như Đanko, Chim Ưng. Không phải ngẫu nhiên mà chuyện về tên Larra nằm trong bộ tranh “tam bình” Bà lão Idecghin. Hắn tiêu biểu cho thứ nhân sinh quan vị kỉ, xấu xa, tồi tệ. Hắn lạnh lùng, thô bỉ, tàn bạo. Và hắn đã bị trừng phạt một cách đích đáng: sống như thực chất đã chết. Trong Bài ca Chim Ưng, người đọc càng cảm mến phẩm chất anh hùng của Chim Ưng bao nhiêu thì càng khinh ghét cái nếp sống, nếp suy nghĩ của Rắn nước bấy nhiêu: cầu an, vị kỉ, không dám có ước mơ lớn, hoài bão lớn, nhưng lại tự đắc là thông minh, sáng suốt. Qua Larra và Rắn nước, ngay từ khi mới bước chân vào văn đàn, Gorki đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, thứ tư

tưởng hết sức độc hại, cắt lìa con người khỏi tập thể nhân dân, biến con người thành nhỏ bé, thấp hèn, tàn bạo. Ngoài việc sử dụng biện pháp tương phản, tác giả còn vận dụng các bút pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, sử dụng những tính từ có khả năng tạo hình, tạo sắc và từ ngữ tượng thanh để miêu tả vẻ đẹp của nó. Màu sắc lãng mạn của thiên nhiên trước tiên được thể hiện ở cách tác giả thiết lập thời gian trong không gian được miêu tả, như trong truyện ngắn Bà lão Iderghin, bao giờ màn đêm, sương đêm, bầu trời đêm, biển đêm, cũng tạo cho con người cái huyền ảo, tĩnh mịch. Nhất là giữa thảo nguyên bao la, lộng gió biển nghe được hơi thở của đêm tối: “tiếng nói ồn ào càng ra xa càng lặng đi biến thành những tiếng thở dài não nuột”. Mọi thứ đang dần lẫn khuất trong màn đêm: “bóng dáng của những người đi về phía bờ biển đang tan

dần trong sương đêm xanh thẳm”. Màu sắc được Gorki tô điểm cho thiên nhiên càng

thêm đẹp lộng lẫy “vành trăng to tròn, đỏ như máu”, “những bóng mây nhuốm ánh trăng xanh”, “mây trở nên trong hơn và sáng hơn”, “trên mặt biển một đám mây đen nặng nề”, “ở chỗ mặt trăng trước kia, chỉ còn một vệt trắng đục, đôi khi bị một áng mây xanh nhạt hoàn toàn che khuất”, “đen ngòm”, “những đám lửa xanh lam bùng

lên”…Tất cả những màu sắc mà Gorki dùng để miêu tả càng làm tăng thêm không khí

lãng mạn, trầm lắng của chốn thảo nguyên. Những màu sắc làm cho thiên nhiên trên thảo nguyên càng thêm mờ ảo – một không gian thích hợp cho những câu chuyện xưa và buồn bã. Thiên nhiên được Gorki miêu tả như đang vận động, đang chuyển mình một cách khẽ khàng, như những con người đang chập chờn lo âu đi về một hướng mà không chắc rằng ở đó có niềm vui. Gió “như nhảy qua một vật gì vô hình”,“những mảng mây xốp nhẹ bay lang thang”, “mọi vật như ngừng sinh trưởng, chìm vào cõi

chết”, “biển động ầm ầm”… Tất cả tạo nên một nỗi buồn da diết như thấm sâu vào

tâm hồn con người và lộ ra cả trong ánh mắt và trên gương mặt nhân vật.

Thiên nhiên trong truyện ngắn M. Gorki là thiên nhiên rộng lớn, có sức khái quát cao. Nó không những là cái nhỏ bé, hạn hẹp mà là một không gian bao la và dường như trải dài một cách vô tận. Thiên nhiên đó không tĩnh mà luôn động, được M.Gorki nhân hóa giống như người bạn đồng hành cùng bước chân với con người, với nhân vật. Thiên nhiên góp phần thể hiện nội tâm tính cách nhân vật. Đồng thời cho thấy được tâm hồn nhạy cảm của tác giả trước cái cái đẹp. Một trong những biểu hiện của chủ nghĩa lãng mạn là sự khác thường. Ta có thể coi Makar Suđra của M. Gorki là một câu chuyện đẫm chất lãng mạn. chất lãng mạn đã được chấp thêm cánh cho hình tượng con

người trong sáng tác của M. Gorki thêm bay cao bay xa trong bầu trời của tự do, của mơ ước, của cái đẹp, cái thiện. Thế cho nên tác phẩm chỉ khép về mặt câu chữ nhưng lại mở ra cuộc hành trình của một cuộc đời đi tìm cuộc sống mới.

M.Gorki đã đi đến nhiều nơi, một vùng đất ông đi qua đều để lại trong lòng nhà văn những dấu ấn đặc biệt, về con người, về cuộc sống và đặc biệt là phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước Nga. M.Gorki yêu thích tự do và thiên nhiên là nguồn cảm hứng cho tình yêu tự do của ông. Nhưng với trái tim lớn của một người nghệ sĩ, tình yêu tự do của ông là sự thôi thúc tình yêu tự do của những người khác. Ông luôn gắn bó, vùng dậy, và đồng hành với nhân dân, với con người trên con đường tìm kiếm tự do của mình.

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của macxim gorki (Trang 51 - 55)