Ngày nay, thiết bị hiển thị LCD (Liquid Crystal Display) được sử dụng trong rất nhiều các ứng dụng. LCD có rất nhiều ưu điểm so với các dạng hiển thị khác: Nó có khả năng hiển thị kí tự đa dạng, trực quan (chữ, số và kí tự đồ họa), dễ dàng đưa vào mạch ứng dụng theo nhiều giao thức giao tiếp khác nhau, tốn rất ít tài nguyên hệ thống và giá thành rẻ. Vì vậy ở đề tài này tác giả sử dụng màn hình LCD để hiển thị vị trí robot đang chuyển vật liệu nhằm mục đích kiểm tra lại hoặc khi không có chương trình mô phỏng hệ thống ta vẫn có thể biết được mục tiêu vận chuyển của mỗi robot.
Có rất nhiều loại LCD với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, ở đây tác giả chọn loại LCD 16x2 với giá thành rẻ để ứng dụng hiện thị trong đề tài này. Khi
Nguyễn Văn Xô 32
sản xuất LCD, nhà sản xuất đã tích hợp chíp điều khiển (HD44780) bên trong lớp vỏ và chỉ đưa các chân giao tiếp cần thiết như hình 2.16 dưới đây.
Hình 2.16 . Sơ đồ chân của LCD
LCD là một thiết bị cơ bản được sử dụng rất nhiều nên luôn có sẵn các thư viện để có thể dễ dàng giao tiếp với vi điều khiển. Ở đề tài này tác giả cũng tận dụng thư viện có sẵn trong môi trường lập trình của module điều khiển Arduino để lập trình hiển thị ra LCD này.
Bảng 1 : Chức năng các chân của LCD.
Chân Ký hiệu Mô tả
1 Vss Chân nối đất cho LCD
2 VDD Chân cấp nguồn 5V cho LCD
3 VEE Điều chỉnh độ tương phản của LCD. 4 RS Chân chọn thanh ghi.
+ Nếu chân RS nối với GND thì bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của LCD.
+ Nếu chân RS nối với VCC thì bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên trong LCD.
5 R/W Chân chọn chế độ đọc/ghi. Với mức logic “0” LCD hoạt động ở chế độ ghi,và mức logic “1” LCD ở chế độ đọc.
6 E Chân cho phép. Sau khi các tín hiệu được đặt lên bus DB0-DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1 xung cho phép của chân E. 7 - 14 DB0 - DB7 Bus dữ liệu dùng để trao đổi thông tin với MPU. Có 2 chế độ sử
dụng 8 đường bus này: chế độ 8bit và chế độ 4 bit 15 - Nguồn dương cho đèn nền
Nguyễn Văn Xô 33