Hệ thống dẫn nhựa có nhiệm vụ dẫn nhựa từ vòi phun của máy ép phun vào trong lòng khuôn. Khi nhựa nóng chảy chạm vào khuôn lạnh, nhanh chóng bị đông lại, tạo thành 1 lớp vỏ mỏng khi phần chính còn là nhựa nóng chảy.
SVTH: VũĐức Toàn 28
Ban đầu lớp nhựa đông lại rất mỏng vì thế nhiệt mất đi rất nhanh, sau đó càng nhiều nhiệt bị mất đi khi qua lớp nhựa mỏng tạo nên lớp nhựa đông dày hơn. Sau một thời gian, lớp nhựa đông sẽ đạt được độ dày nhất định thì nhiệt thu được từ nhựa và nhiệt ma sát sinh ra từ dòng chảy sẽ cân bằng với lượng nhiệt đã mất.
Vì nhựa dẫn nhiệt kém nên lớp vỏ ngoài sẽđóng vai trò là lớp cách nhiệt cho lõi trong của nhựa nóng chảy và giữ nhiệt cho lõi trong. Do đó nguyên liệu nhựa vẫn có thể chảy qua lõi giữa trong quá trình phun. Nếu tốc độ phun tăng thì lớp nhựa đông lại sẽ bị mỏng Hình 3.39 : Hệ thống kênh dẫn nhựa
đi do nhiệt ma sát sinh ra cao hơn. Tương tự như thế, độ nóng chảy và nhiệt độ của khuôn cao sẽ làm giảm độ dày của lớp nhựa đông lại.
Để có được lớp cách nhiệt bằng phẳng, không nên để có góc nhọn làm cản trở dòng chảy. Hơn nữa vùng làm nguội chậm khó qua được ở cuối của cuống phun và kênh nhựa tốt nhất là làm rốn như dùng cho vật liệu cứng, điều này cho phép nhựa nóng chảy có thể
chảy qua.
Hệ thống dẫn nhựa gồm có : Cuống phun, kênh dẫn nhựa, miệng phun. thường trong thiết kế người ta thiết kế kênh dẫn và miệng phun trước rồi mới đến cuống phun vì kích thước của cuống phun phụ thuộc vào
kích thước kênh dẫn và miệng phun.