Theo một tài liệu đã từng đƣợc chiếu trên đài NHK của Nhật thì nguyên lý của cái máy NC bắt nguồn từ Chợ Lớn, Sài gòn, Việt Nam. Đó là nguyên lý dùng băng giấy đục lỗ để chép hình của các sản phẩm dệt, do những ngƣời thợ thủ công của An nam nghĩ ra vào những năm đầu của thế kỷ trƣớc. một hình thức cải tiến lại từ các máy dệt của Aishin (tức tiền thân của hãng Toyota ngày nay) để tăng năng suất.Với băng giấy có đục lỗ sẵn, ngƣời thợ An nam có thể dệt ra hàng loạt những sản phẩm dệt giống nhau, đây là ý tƣởng đầu tiên để chế tạo băng giấy 8 bit sau này dùng cho máy NC.
Trong chiến tranh ngƣời Nhật đã sử dụng băng giấy này để chế tạo máy tiện tự động mà tiếng Nhật gọi là JIDO BAN (tự động bàn) để máy tự động tiện hàng loạt sản phẩm giống nhau phục vụ cho nhu cầu chiến tranh, bởi vì công nghệ phục vụ quốc phòng nên đã không đƣợc công khai. Đồng thời gian đó vào khoảng năm 1940 thì ở Mỹ ông John T Parsons đã nghĩ ra ý tƣởng dùng băng giấy (punch card) để điều khiển cái máy tiện bằng phƣơng thức nội suy tăng phần với mục đích là tạo mặt cong cho cánh máy bay. Sau đó không quân Mỹ nhờ MIT nghiên cứu cơ cấu servo điều khiển 3 trục gắn lên máy phay và năm 1952 thì chiếc máy phay NC đầu tiên của MIT ra đời. Tính từ cái máy dệt có băng giấy của thợ dệt An Nam đến cái máy NC đầu tiên dùng punch card thì mất gần 50 năm. Năm 1953 thì nguyên lý của máy NC đƣợc công khai, có rất nhiều hãng nhảy vào khai thác chế tạo máy NC. Không quân Mỹ cũng hỗ trợ MIT nghiên cứu chế tạo PART Program dùng cho máy NC để đơn giản hóa các mệnh lệnh trong program gia công NC dƣới dạng Anh ngữ, kết quả là ngôn ngữ APT (Automatically programed Tools) ra đời
Đại học bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Đình Ảnh 28
vào năm 1956 nhờ công của A.Siegel của MIT sau khi ngôn ngữ FORTRAN của dân cơ khí ra đời 2 năm.
Tại Nhật Bản thì từ năm 1956 một công ty tƣ nhân cũng cho ra đời máy tiện điều khiển bằng NC, sau đó năm 1958 hãng Fujitsu (tiền thân của FANUC bây giờ) đã nghiên cứu chế tạo hệ điều khiển gắn lên máy phay của hãng Makino thành công. Năm 1965 là năm phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ NC tại Nhật, lần đầu tiên máy NC đƣợc điều khiển toàn bộ bằng chíp IC và danh xƣng máy NC đã đƣợc sửa lại gọi chính xác là CNC vì đã có sự hỗ trợ của micro computer. Sau đó là các kỹ thuật điều khiển theo phƣơng thức quản lý modul, phƣơng thức quản lý tự động hóa, phƣơng thức xƣởng sản xuất tự động không ngƣời AF v.v...đƣợc liên tục ứng dụng vào máy NC để có những máy NC gia công phức hợp hiện đại ngày hôm nay.
Năm 1972 thì Fujitsu tách bộ phận nghiên cứu NC ra khỏi tập đoàn và hãng FANUC danh tiếng ngày nay ra đời.
Năm 2003 FANUC Việt Nam đƣợc thành lập, tính từ cái băng giấy của thợ dệt An nam đến FANUC Việt nam hay nói đến máy NC của BKmech mới ra đời của Việt nam thì đúng 1 thế kỷ.
Sự xuất hiện của các máy CNC đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất công nghiệp. Các đƣờng cong đƣợc thực hiện dễ dàng nhƣ đƣờng thẳng, các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lƣợng lớn các thao tác do con ngƣời thực hiện đƣợc giảm thiểu.
Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với máy CNC tạo nên sự phát triển đáng kể về chính xác và chất lƣợng. Kỹ thuật tự động của CNC giảm thiểu các sai sót và giúp ngƣời thao tác có thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác.
Trong môi trƣờng sản xuất, một loạt các máy CNC kết hợp thành một tổ hợp, gọi là cell, để có thể làm nhiều thao tác trên một bộ phận. Máy CNC
Đại học bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Đình Ảnh 29
ngày nay đƣợc điều khiển trực tiếp từ các bản vẽ do phần mềm CAM, vì thế một bộ phận hay lắp ráp có thể trực tiếp từ thiết kế sang sản xuất mà không cần các bản vẽ in của từng chi tiết. Có thể nói CNC là các phân đoạn của các hệ thống robot công nghiệp, tức là chúng đƣợc thiết kế để thực hiện nhiều thao các sản xuất (trong tầm giới hạn).