Thuốc kích thích sinh trưởng: 42 lọ.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiên trạng môi trường tại tỉnh Cao Bằng năm 2010 đến năm 2013 pdf (Trang 25 - 30)

Hiện nay người dân vẫn sử dụng nhiều phân chuồng do chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh và giá thành phân bón hóa học tăng cao, chưa có số liệu nào về các điểm ô nhiễm hoặc suy thoái đất so sử dụng phân bón hóa học trên địa bàn tỉnh.

b/ Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật, tồn lưu lâu dài trong môi trường đất, nước, tác dụng gây độc không phân biệt các sinh vật có lợi và có hại. Hiện nay số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại Cao Bằng còn ít tuy nhiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật và sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc được nhập Trung Quốc góp phần tiêu diệt các loài vi sinh vật, động vật và côn trùng có lợi trong môi trường đất. Hiện Cao Bằng chưa phát hiện vùng nào bị ô nhiễm, suy thoái đất do thuốc bảo vệ thực vật.

c/ Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp

Các loại chất thải rắn, chất thải lỏng từ hoạt động khai thác khoáng sản, các nhà máy luyện kim làm ô nhiễm, thay đổi thành phần tính chất của đất. Các chất thải công nghiệp chủ yếu là xỉ thải từ các nhà máy, đất đá bóc thải và đất đá thải tuyển quặng tại các khu vực khai thác mỏ. Các loại chất thải này làm thay

đổi thành phần tính chất của đất, làm giảm khả năng canh tác. Tại một số khu vực bãi thải không được quy hoạch dẫn đến đất đá thải tràn ra môi trường xung quanh gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước. Các hoạt động khai thác khoáng sản trên sông làm sạt lở bờ sông, mất dần diện tích đất canh tác của các thửa ruộng dọc theo lưu vực sông.

Các biện pháp canh tác không hợp lý trên đất dốc, tình trạng khai thác rừng không hợp lý, chặt phá khai thác rừng trái phép tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến thoái hóa đất tại tại một số huyện, thảm thực vật trên mặt đất không còn khả năng giữ nước dẫn đến tầng đất mặt canh tác bị rửa trôi dần.

Nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản không được xử lý và sử dụng tuần hoàn ngấm ra môi trường đất làm ô nhiễm, suy thoái đất. Suy giảm mầu mỡ và khả năng canh tác của đất.

4.3. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trườngđất đất

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp và làng nghề sẽ làm giảm diện tích đất phi nông nghiệp lên đáng kể. Theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Cao Bằng đến 2020, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 26.157,21 ha và 27.082 ha vào các năm 2010 và 2020 tương ứng với gia tăng diện tích đất phi nông nghiệp trong thời gian qua và tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Thực hiện chính sách của nhà nước về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giao đất giao rừng cho người dân, phát triển rừng phòng hộ, các khu bảo tồn...góp phần tăng tỷ lệ che phủ của rừng lên 52% và 60% vào năm 2010 và năm 2020; đồng thời bảo vệ chống xói mòn đặc biệt là các khu vực như huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc và Bảo Lâm.

4.3.2. Dự báo gia tăng chất thải rắn công nghiệp vào môi trường đất

Khi các KCN, CCN và trung tâm công nghiệp - làng nghề được xây dựng và đưa vào sử dụng khối lượng chất thải rắn đưa vào môi trường đất cũng sẽ gia tăng; thành phần các chất thải rắn công nghiệp bao gồm: Xỉ thải, đất đá, quặng đuôi thải, các loại vật liệu thừa … Theo ước tính tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp đến năm 2010 ở Cao Bằng là 173 tấn/ngày và 246 tấn/ngày vào năm 2020 (nguồn Báo cáo ĐMC quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 - 2020). Dự báo đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất trong tương lai.

4.3.3. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và y tế vào môi trường đất

Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 358 tấn/ngày năm 2020, tăng 1,2 lần so với năm 2005; khối lượng chất thải rắn y tế cũng tăng lên đáng kể khoảng 2,13 tấn/ngày trong đó có 0,25 tấn/ngày là chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn y tế sẽ được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp. Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.

4.3.4. Dự báo khối lượng phân bón hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật vào môi trường đất

Diện tích đất canh tác nông nghiệp tăng kéo theo lượng phân bón và hoá chất BVTV cũng tăng theo, ước tính đến năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh sẽ sử dụng 24.000 tấn phân bón và 20 tấn hoá chất BVTV. Ngoài ra do sự hiểu biết của người dân còn hạn chế và mức độ thâm nhập kỹ thuật về thuốc BVTV chưa rộng khắp nên một bộ phận nông dân trong tỉnh vẫn còn sử dụng thuốc BVTV không rõ nguồn gốc khoảng 10 tấn vào năm 2020. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất gia tăng ô nhiễm và thoái hoá đất.

Dự báo các khu vực sau đây có nhiều nguy cơ ô nhiễm đất:

- Khu vực thị xã Cao Bằng: ô nhiễm đất do phát triển công nghiệp, chôn lấp rác thải.

- Khu vực huyện Hoà An: ô nhiễm đất do phát triển nông nghiệp, dư lượng hoá BVTV trong đất.

- Khu vực huyện Nguyên Bình, Trùng Khánh, Bảo Lâm... do hoạt động khai thác khoáng sản, trong đất sẽ chứa nhiều chất độc hại.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Trong một vài năm trở lại đây công tác bảo vệ môi trường đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhận thức của mọi người về vấn đề bảo vệ môi trường được nâng cao hơn, do hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã và đang ngày càng được hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Cùng với sự tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ của tỉnh, các khu dân cư thị xã, thị trấn, thị tứ đang được mở rộng và xây dựng nhanh chóng, các hoạt động công nghiệp cũng đang được đẩy mạnh, mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, các nhu cầu về vật chất cũng tăng theo, dẫn tới lượng chất thải gia tăng. Hiện nay việc quản lý và xử lý các loại chất thải nhất là khu vực đô thị và khu công nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, là một trong những nguy cơ gây suy thoái, ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp. So với những năm trước đây hiện trạng về môi trường đất, nước, không khí không có những biến đổi đáng kể. Công

tác phát triển, trồng mới và bảo vệ rừng đã có tiến triển tích cực trong vài năm gần đây, thông qua việc giao đất, giao rừng kết hợp, nâng cao độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh, nhưng hiện tượng chặt phá rừng vẫn còn tiếp diễn chưa thể khắc phục ngay. Bảo vệ đa dạng sinh học, các loài qúi hiếm vẫn đang là vấn đề bức xúc cần được chú ý hơn trong các năm tới. Môi trường nông nghiệp và nông thôn vẫn chưa được quan tâm nhiều, vẫn chưa cải thiện được tập quán vệ sinh làng bản do điều kiện kinh tế và cuộc sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Việc giải quyết nước sạch phục vụ sinh hoạt cho nông thôn đặc biệt là vùng cao vẫn cần được tiếp tục quan tâm, cần đẩy mạnh hơn nữa việc cung cấp nước sạch sinh hoạt cho cộng đồng dân cư ở cả nông thôn và các đô thị.

Hoạt động bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản đang là mối quan tâm lớn của tỉnh. Vấn đề môi trường trong khai thác khoáng sản đã gây nhiều tổn thất, ảnh hưởng môi trường khá nghiêm trọng, làm cho đất bị xáo trộn sói mòi, chất màu bị rửa trôi, nguồn nước bị ô nhiễm. Tuy nhiên trong năm năm trở lại đây cùng với sự ra đời của Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật, đã góp phần đáng kể cho công tác quản lý môi trường trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, vấn đề cải tạo, phục hồi môi trường đang từng bước được thực hiện có hiệu quả. Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh, các cấp chính quyền đã có những chế tài hợp lý, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường, bước đầu đã hạn chế được việc chảy máu tài nguyên. Tuy nhiên hoạt động khai thác khoáng sản tự do trên địa bàn vẫn còn diễn ra hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có những biện pháp thiết thực hơn để hạn chế các hoạt động này.

Mặc dù công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã được cải thiện, nhưng do còn thiếu nguồn nhân lực và trang thiết bị nên việc quản lý môi trường vẫn chưa được đạt được nhiều hiệu quả. Công tác quản lý môi

trường còn nhiều vấn đề bất cập trên các lĩnh vực từ nhận thức đến công tác tổ chức cán bộ, chiến lược về bảo vệ môi trường, các văn bản pháp luật, các chính sách và công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn phụ trách về môi trường, các cấp, các ngành cán bộ môi trường còn yếu. Để thực hiện tốt hơn nữa các công tác về quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, cần phải có những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hợp lý, tập chung đào tạo nhiều hơn nữa nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Kiến nghị

Đề nghị Chính phủ, các bộ, các ngành Trung Ương liên quan cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho các địa phương. Tăng cường nguồn lực quản lý môi trường địa phương từ cấp tỉnh đến

cấp huyện, thị đủ sức hoàn thành chức năng quản lý Nhà nước về môi trường có hiệu quả (về Luật pháp, con người, kinh phí, trang thiết bị ...)

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư đầu tư kinh phí trang bị thiết bị quan trắc, phân tích môi trường để chủ động kiểm soát về diễn biến môi trường tại tỉnh.

Ban hành kịp thời các văn bản dưới Luật, hướng dẫn cụ thể việc triển khai thực hiện. Xem xét điều chỉnh các văn bản pháp qui phù hợp với thực tế quản lý môi trường địa phương.

Dành kinh phí để tiếp tục triển khai các dự án điều tra cơ bản và xử lý môi trường địa phương, trước mắt giải quyết tiếp nước sinh hoạt nông thôn và vùng cao và các vấn đề môi trường do hậu quả phát triển kinh tế xã hội thời kỳ trước để lại nhất là các mỏ khai thác khoáng sản.

Trong quá trình thực hiện việc quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, được các bộ, các ngành trung ương thường xuyên quan tâm và có những chỉ đạo kịp thời, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiên trạng môi trường tại tỉnh Cao Bằng năm 2010 đến năm 2013 pdf (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w