Kết luận chương 4

Một phần của tài liệu Luận văn Lộ trình phát triển của thông tin di động từ GSM lên 3G pdf (Trang 85 - 87)

Trong chương này, chúng ta đã đi vào việc phân tích cấu trúc mạng WCDMA, bao gồm các phần tử mạng truy cập vô tuyến, mạng lõi; chức năng của các phần tử, các giao diện mạng, mô hình giao thức phân lớp của hệ thống UMTS - cơ sở cấu trúc hệ thống cho WCDMA.

Từ việc hiểu về cấu trúc mạng, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến vấn đề sắp xếp các kênh trong UTRAN và phương thức điều chế, trải phổ được sử dụng trong mạng... Lớp vật lý ảnh hưởng lớn đến sự phức tạp của thiết bị về mặt đảm bảo khả năng xử lý băng tần cơ sở cần thiết ở trạm gốc và trạm đầu cuối. Trên quan điểm dịch vụ các hệ thống thế hệ ba là các hệ thống băng rộng, vì thế không thể thiết kế lớp vật lý chỉ cho một dịch vụ thoại duy nhất mà cần đảm bảo tính linh hoạt cho các dịch vụ tương lai. Ngoài ra cũng đề cập đến giao diện vô tuyến bao gồm chuyển giao và điều khiển công suất. Chuyển giao được khởi đầu và thực hiện mà người sử dụng không có ý định thông tin kênh lưu lượng đồng thời với hai BS. Trong 3G sử dụng công nghệ WCDMA, điều khiển công suất là rất quan trọng nhằm đạt được mức chất lượng nhất định. Song song với quá trình điều khiển công suất cần có chuyển giao mềm để tránh hiệu ứng gần xa và giảm nhiễu giao thoa trong hệ thống. Để điều khiển công suất hoạt động đúng thì UE luôn thử kết nối với BS mà từ BS đó, UE có thể thu được tín hiệu mạnh nhất. Chuyển giao mềm có thể đảm bảo được rằng UE tại mọi thời điểm được kết nối đến tín hiệu mạnh nhất, trong khi chuyển giao cứng không đảm bảo được điều này.

Các bước để quy hoạch mạng thông tin di động WCDMA, các công thức đã được lựa chọn để đưa vào là các công thức cơ bản mang tính chất lý thuyết, thực tế tính toán cần có nhiều hơn thế và cũng cần các thông số đã được thực nghiệm trên thế giới chưa được đưa vào, đặc biệt với môi trường tự nhiên, xã hội ở Việt Nam cần có thời gian thử nghiệm để các thông số tính toán phù hợp để đưa vào.

Kết luận

KẾT LUẬN KẾT LUẬN

Trước sự bùng nổ về nhu cầu truyền thông không dây cả về số lượng, chất lượng và các loại hình dịch vụ, công nghệ GSM đang được phát triển để có thể hỗ trợ và đáp ứng. Tuy nhiên, tốc độ của mạng GSM hiện thời vẫn còn quá chậm và không đáp ứng được, điều này đòi hỏi các nhà khai thác phải có được công nghệ truyền thông không dây nhanh hơn và tốt hơn. Việc sử dụng hệ thống chuyển mạch kênh tốc độ cao (HSCSD) sẽ nâng được tốc độ dữ liệu trên mạng GSM lên đến 57.6KBps, tuy nhiên công nghệ này vẫn chưa đáp ứng thích đáng yêu cầu về mặt kỹ thuật. Giải pháp GPRS, EDGE trên mạng GSM và sau đó nâng cấp lên W-CDMA là một giải pháp khả thi và thích hợp với các nước đang phát triển như nước ta vì có thể tận dụng được cơ sở hạ tầng mạng GSM đồng thời có quỹ đầu tư để tiến lên 3G.

Dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS tạo ra tốc độ cao chủ yếu nhờ vào sự kết hợp các khe thời gian, tuy nhiên kỹ thuật này vẫn dựa trên phương thức điều chế GMSK nên hạn chế tốc độ truyền. Giải pháp dịch vụ vô tuyến gói chung nâng cao EDGE đã khắc phục được hạn chế này bằng cách thay thế phương thức điều chế GMSK bằng 8PSK, điều này giúp nâng cao tốc độ của mạng GPRS lên 2 đến 3 lần. Khó khăn chủ yếu liên quan đến các kỹ thuật vô tuyến trên máy đầu cuối do việc thay đổi kỹ thuật điều chế. Tuy nhiên EDGE là vẫn hoạt động dựa trên trên cơ sở chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói hạn chế ở tốc độ 384KBps nên sẽ khó khăn trong việc ứng dụng các dịch vụ đòi hỏi việc chuyển mạch linh động hơn và tốc độ truyền dữ liệu lớn hơn. Lúc này giải pháp đưa ra là nâng cấp lên hệ thống WCDMA. Việc nâng cấp các hệ thống thông tin di động lên thế hệ ba có thể đáp ứng được các yêu cầu hiện tại. Trong tương lai, khi mà công nghệ 3G không đáp ứng được yêu cầu thì công nghệ thông tin di động thế hệ tư là giải pháp tiếp theo với tốc độ lên tới 34Mbps. Điểm mấu chốt trong thông tin di động thế hệ tư là thay đổi phương pháp đa truy cập kinh điển bằng các phương pháp đa truy cập cho hiệu suất cao hơn như phương pháp đa truy cập phân chia theo tần số trực giao (OFDMA), đa truy cập phân chia theo cơ hội (ODMA)...

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO

- LGIC - Tổng cục bưu điện, “Thông tin di động (2 tập),” Nhà xuất bản KHKT, 1997.

- Minh ngọc – Phú Thành, “Mạng viễn thông chuyển giao dịch vụ trên mạng,” Nhà xuất bản thống kê, 2002.

- Nguyễn Phạm Anh Dũng, “Thông tin di động thế hệ 3 (2 tập),” Nhà xuất bản bưu điện, 2001.

- Tổng cục bưu điện, “Thông tin di động số,” Nhà xuất bản KHKT, 1993. - Vũ Đức Thọ, “Thông tin di động số Cellular,” Nhà xuất bản giáo dục, 1997.

Một phần của tài liệu Luận văn Lộ trình phát triển của thông tin di động từ GSM lên 3G pdf (Trang 85 - 87)