Công tác thú y được các trại đặc biệt quan tâm thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Chuồng trại được sát trùng định kỳ hàng tháng, quy trình tiêm phòng được thực hiện nghiêm ngặt. Trong đó, công tác tiêm phòng bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng được tiêm 2 lần/năm vào thời điểm giao mùa tháng 4 đến tháng 5 và tháng 10 đến tháng 11. Bên cạnh việc tiêm phòng vaccin, việc sổ giun định kỳ cũng được thực hiện 1 lần/năm.
Tuy nhiên, các bệnh sản khoa, bệnh đau móng… vẫn còn rải rác xảy ra trên đàn bò của trại.
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
3.1.1 Thời gian
Thời gian tiến hành khảo sát từ ngày 15/01/2007 đến 15/05/2007.
3.1.2 Địa điểm
Việc khảo sát được thực hiện tại trại Tân Phát Thịnh thuộc xã Tân Thạnh Đông và trại Sao Mai thuộc xã Phước Vĩnh An huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.2.1 Đối tượng và dụng cụ khảo sát
Đối tượng khảo sát là đàn bò sinh sản thuộc các nhóm giống lai HF.
Dụng cụ: cân đồng hồ 30 kg, xô đựng sữa, thước dây WE – BO đo trọng lượng bò của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, sổ phối giống, sổ sản lượng sữa, phiếu điều tra cá thể, phiếu điều tra nông hộ.
3.2.2 Phương pháp khảo sát
3.2.2.1 Phương pháp trực tiếp
Trực tiếp theo dõi các chỉ tiêu về sức sinh sản và năng suất sữa của từng cá thể bò trong thời gian thực hiện đề tài.
Trực tiếp phỏng vấn chủ trại.
3.2.2.2 Phương pháp gián tiếp
Sử dụng số liệu lưu trữở trại.
Sử dụng số liệu của Trung Tâm Quản Lý và Kiểm Định Giống Cây Trồng – Vật Nuôi Tp. HCM.
3.3 NỘI DUNG VÀ CÁC CHỈTIÊU KHẢO SÁT