Một số giải pháp

Một phần của tài liệu phân tích tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở tỉnh bạc liêu và tỉnh cà mau (Trang 46)

Với nền kinh tế hội nhập nhu hiện nay, xu huớng công nghiệp hóa các ngành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là một điều tất yếu để đảm bảo cho sự phát triển bền vững nền kinh tế nông thôn của Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai quá trình công nghiệp hoá nông thôn không chỉ được nhìn trên những quyết sách của Nhà nước mà còn đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn của tất cả các ban ngành tổ chức liên quan và yếu tố tiên quyết là chính bản thân người nông dân. Các nguồn vốn trợ cấp nông nghiệp rót về thông qua các kênh tín dụng ưu đãi tại các ngân hàng chính sách hay các ngân hàng thưomg mại khác trên địa bàn các tỉnh vùng sâu vùng xa, hiện theo đánh giá và nghiên cứu các nông hộ vẫn chưa tiếp cận được các nguồn vốn này. Thực trạng này là do sự tác động từ nhiều yếu tố khách quan (từ phía các tổ chức tín dụng) lẫn các yếu tố chủ quan (từ phía bản thân người nông dân). Như vậy để nâng cao việc người nông dân tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức và làm tăng thu nhập của bản thân họ thì họ cần phải:

- Nông dân phải lập kế hoach sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả trước khi xin vay vốn. Nếu sản xuất kinh doanh có hiệu quả sẽ đảm bảo khả năng thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng. Từ đó, người nông dân sẽ chiếm được uy tín của ngân hàng, cơ hội vay vốn và số lượng vốn vay có thể tăng lên trong đợt vay sau.

- Nếu sử dụng vốn vay có hiệu quả thì cơ hội tao ra thu nhập sẽ tăng cao và có cơ hội cải thiện đời sống gia đình. Vì thế người nông dân càn có những kế

GVHD: ĐINH THỊ LỆ TRINH - 59 - SVTH: NGUYỄN HỒNG NGHI PHAN ĐÌNH KHÔI

hoạch cụ thể cho tiết kiệm, việc làm này sẽ giúp người nông dân có thể tạo được nguồn vốn làm ăn cho họ trong tương lai.

- Người nông dân cần phải thường xuyên cập nhật tin tức về những nguồn vốn ưu đãi. Thông qua những kênh như người quen, bà con bạn bè,... Thường xuyên tham gia các cuộc họp dân ở địa phương để không bỏ lở cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn ưu đãi của Nhà Nước và những buổi hội thảo về phát triển nông nghiệp nông thôn. Thông qua kênh này người dân có thể biết được nhiều vấn đề quan trong trong quá trình sản xuất mà trong kinh nghiệm truyền thống không có.

- Kết hợp cùng với chính quyền địa phương thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, có tinh thần phấn đấu, nỗ lực cố gắng như: tìm kiếm thêm việc làm phù họp với khả năng của bản thân ngoài các chính sách hỗ trợ việc làm của địa phương và nhà nước; có tinh thần cố gắng sống vươn lên vượt qua khó khăn nghèo đói của bản thân và gia đình giúp cho chất lượng cuộc sống được đảm bảo cũng như tương lai con em của họ. Bởi nếu không có sự cố gắng vươn lên, cải thiện cuộc sống của chính bản thân họ, không có tinh thần vượt khó thì nghèo vẫn mãi hoàn nghèo, cho dù các chính sách của nhà nước của địa phương, của tổ chức có tốt cũng không thể giúp ích cho họ.

- Có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Nếu những hộ nào có tham gia vào các tổ hùng vốn ở địa phương thì mỗi thành viên của tổ nên cam kết trách nhiệm cùng cộng đồng. Nếu trong tổ có thành viên gặp khó khăn, rủi ro trong quá trình sử dụng vốn vay khi đến hạn không trả được nợ, các thành viên khác có trách nhiệm giúp đỡ để trả nợ gốc và lãi vay kịp thời như đã cam kết với Ngân hàng, các tổ chức tài chánh vi mô.

GVHD: ĐINH THỊ LỆ TRINH - 60 - SVTH: NGUYỄN HỒNG NGHI PHAN ĐÌNH KHÔI

Phăn tích tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Đề tài phân tích tác động của túi dụng chính thức đến 168 nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Trong quá trình phân tích người viết sử dụng phương pháp kinh tế lượng bằng mô hình hai bước của Heckman. Bước thứ nhất mô hình đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ. Tiếp tục ở bước thứ hai mô hình đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở hai địa bàn nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho thấy có bốn nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ: số tiền vay, tỉnh (địa bàn nghiên cứu), sổ hộ nghèo và quyết định vay vốn của nông hộ. Qua quá trình phân tích kết quả của hai mô hình người viết nhận thấy rằng nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở hai địa bàn nghiên cứu là nhân tố quyết định vay vốn và số tiền vay. Khi hộ gia đình quyết định đi vay vốn để mở rộng sản xuất thì việc vay được số vốn nhiều hay ít có ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất, kinh doanh của hộ. Nếu số vốn vay được đủ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của hộ thì điều đó sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho hộ. Thông qua đó, những giải pháp được đề xuất để giúp cho hộ tiếp cận được với nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất của hộ.

6.2. KIẾN NGHI

Đối với Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương:

Nhà nước cần phải ban hành thêm những qui định về quy trình thẩm định dự án cho vay và những qui định về quyền hạn và nghĩa vụ của nhân viên tín dụng. Nhằm tạo ra một hành lang pháp lý để nguồn vốn sử dụng có hiệu quả cao nhất, tao ra thu nhập cho người vay vốn và đảm bảo sự hoàn trả vốn của ngân hàng. Thêm nữa chính quyền các cấp cần có các chương trình khuyến nông nên lồng ghép vào các chương trình tín dụng không nên đơn thuần là cấp vốn. Từ đó, chúng ta có thể cung cấp cho người nông dân một nền tảng vững chắc về vốn lẫn công nghệ và kỹ thuật nông nghiệp và họ sẽ có được phương hướng làm ăn tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích. Đây là cách tốt nhất để phát huy hiệu quả sử

GVHD: ĐINH THỊ LỆ TRINH - 61 - SVTH: NGUYỄN HỒNG NGHI PHAN ĐÌNH KHÔI

dụng vốn vay của nông hộ, đồng thời cũng đảm bảo được khả năng thu hồi vốn vay.

Nhà Nước cần có những chính sách phát triển đồng bộ về phát trển công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, không nên chỉ chủ trưomg phát triển vào một nơi. Từ đó, mới có thể có sự phát triển đồng bộ của các vùng nông nghiệp ở từng vùng địa phương.

Có chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn, tận dụng thời gian nông nhàn và nguồn nguyên liệu dồi dào ở địa phương để phát triển các ngành nghề truyền thống. Với trình độ hội nhập hiện nay thì những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đó sẽ đem lại lợi nhuận rất cao.

Nên hình thành những nguồn tiết kiệm hay các quỹ ở địa phương để cấp vốn vay vì chính sách tạo ra những cơ hội tiết kiệm tốt giúp đỡ người nghèo hiệu quả hơn chính sách lãi suất thấp. Nếu thực hiện tốt điều này vốn tiết kiệm sẽ giúp người nghèo thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói: thu nhập thấp - không dư thừa cho tiết kiệm - không đầu tư - năng suất thấp. Đồng thời đảm bảo tính phát triển bền vững của các tổ chức tài chính địa phương vì giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và đáp ứng được nhu cầu tín dụng của người nông dân, thu thập thông tin về khách hàng tốt hơn, đánh giá tốt hơn về khả năng tín dụng của khách hàng, đồng thời giảm chi phí và khả năng đổ vỡ túi dụng thấp hơn.

Mặt dù, Chính phủ đã mở rộng mạng lưới các tổ chức tài chính, tín dụng nông thôn trong nhiều trường họp vẫn không thể bao phủ và đáp ứng hết nhu cầu dịch vụ tài chính, tín dụng đa dạng của người dân. Do thiếu các định chế tài chính chính thức ở thị trường tài chính nông thôn mà những người vay món nhỏ, đặc biệt là những người nghèo thường không tiếp cận được thị trường tài chính chính thức. Hướng giải quyết đặt ra là: tổ chức lại các định chế tài chính truyền thống và xây dựng lại các định chế tài chính mới để các định chế này hoạt động năng động hơn, gần khách hàng hơn nhằm giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả hoạt động.

Nhà nước có thể tạo mối liên kết giữa thị trường tín dụng chính thức và thị trường túi dụng phi chính thức nhằm tạo kênh phân phối vốn tốt hơn. Việc này

GVHD: ĐINH THỊ LỆ TRINH - 62 - SVTH: NGUYỄN HỒNG NGHI PHAN ĐÌNH KHÔI

Phăn tích tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau

có thể giúp hệ thống tài chính nông thôn phát triển vững mạnh và hoạt động có hiệu quả, đóng góp nhiều vào sụ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cũng nhu cung ứng tốt các dịch vụ tiết kiệm - tín dụng cho các hộ nông dân nhỏ và hộ nghèo.

Các chuơng trình kế hoạch hoá gia đình cần đuợc truyền thông rộng rãi hom để giúp nguời nông dân nhận thức đuợc việc hạn chế số luợng sinh. Điều này sẽ giúp các hộ nông dân thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sụ nghèo đói. Bên cạnh đó, với số luợng con ít nguời nông dân còn tích lũy đuợc nguồn tài chính để tái sản xuất mở rộng về chiều rộng lẫn chiều sâu và có quỹ thời gian nhiều hom đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, cần có những biện pháp hỗ trợ người nghèo về vốn, kỹ thuật, chuyển giao thông tin khoa học công nghệ, tư vấn giúp họ nên sử dụng đồng vốn đó để làm gì, luôn theo sát để hỗ trợ họ trong những vụ sản xuất đầu tiên. Đi đôi với việc cung cấp đầu vào thì phải tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Song song đó, tăng cưòmg đầu tư khoa học - công nghệ là nhiệm vụ hàng đầu của ngành nông nghiệp, bởi sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn bền vững cần phải nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất, giúp cây trồng, vật nuôi có chất lượng hom, không tổn hại đến đa dạng sinh học. Trong thời gian tới cần tăng cường hom nữa trong chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất cho hộ nghèo, giúp họ nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với tỉnh Bạc Liêu: hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa chất lượng cao (lương thực, thuỷ sản, muối, thực phẩm,...), gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo phát triển bền vững và hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá; đa dạng các ngành nghề ở nông thôn; nhân rộng các mô hình sản xuất, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao,...

Đối với tỉnh Cà Mau: đầu tư, hướng dẫn cách thức làm ăn, mở những lớp tập huấn về các mô hình hiệu quả để nông dân nghèo nắm bắt và nhân rộng trong phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, tình trạng cơ sở hạ tầng ở địa phương như

GVHD: ĐINH THỊ LỆ TRINH - 63 - SVTH: NGUYỄN HỒNG NGHI PHAN ĐÌNH KHÔI

hệ thống thủy lợi dẫn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, mạng lưới dịch vụ giống cây con, thị trường giá cả, chợ nông thôn,... còn nhiều yếu kém do chưa được đầu tư đồng bộ, cũng gây khó khăn trong việc nâng cao thu nhập của nông hộ.

Đối với các ngân hàng:

Bên cạnh những giải pháp cho chính sách của nhà nước thì ngân hàng và các tổ chức tín dụng của địa phương cần có những thay đổi phù họp điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ:

- Các cán bộ, nhân viên trong tổ chức cần phối họp giữa các bộ phận phòng ban một cách linh hoạt và đồng bộ giúp người nghèo tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất.

- Tổ chức nên cho các cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn xuống từng xã, xem các dự án người dân làm ăn có hiệu quả hay không, để có thể điều chỉnh tăng thêm nguồn vốn giải ngân cho người dân có thể kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất. Chú trọng việc đào tạo đội ngũ nhân viên, cán bộ có kỹ năng tín dụng giỏi có nghiệp vụ trong việc thẩm định, giám sát, thực thi dự án vay vốn.

- Ngân hàng Chính sách và các ngân hàng thương mại càn quan tâm các chương trình tín dụng ở vùng nông thôn, cần có những sản phẩm dành riêng cho từng đối tượng phù họp với thời gian, quy trình và từng loại sản phẩm sản xuất, canh tác của từng hộ. Có như thế, mới đạt được hiệu quả cao nhất của đồng vốn sử dụng.

- Kết nối nguồn cung tín dụng với huy động tiết kiệm. Dịch vụ tài chính nông thôn giúp cho người dân có cả chỗ vay tiền lẫn chỗ gửi tiền (dù là những khoản tiết kiệm rất nhỏ). Tiết kiệm bảo đảm khả năng phát triển bền vững của tín dụng, tăng tính tự chủ của người đi vay.

- Để hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao dẫn đến ít có khả năng thanh toán, trong quá trình cho vay, nhân viên tín dụng thường xuyên phải kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, vấn đề tuân thủ các điều khoản đã ghi trong họp đồng tín dụng. Nếu người vay không tuân theo sẽ có các biện pháp xử lý theo quy định của họp đồng (họp đồng ủy nhiệm giữa Ngân hàng

GVHD: ĐINH THỊ LỆ TRINH - 64 - SVTH: NGUYỄN HỒNG NGHI PHAN ĐÌNH KHÔI

Phăn tích tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau

Chính sách Xã hội với tổ tiết kiệm và vay vốn), điều này đòi hỏi việc soạn thảo hợp đồng phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác và chặt chẽ.

- Cho vay phải phối hợp với chương trình phát triển nông thôn. Tín dụng cần được bổ sung bằng tiến bộ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vật tư đầu vào như hạt giống, phân bón, có thị trường trao đổi sản phẩm do nông dân làm ra. Các chương trình tín dụng nông thôn cần kết hợp các nội dung phát triển cộng đồng như xây dựng năng lực cho cán bộ địa phương, bồi đắp tinh thần tương thân tương trợ, gắn kết xã hội thông qua những đội, nhóm vay chung cùng chịu trách nhiệm.

- Làm giảm chi phí giao dịch đối với người cho vay lẫn người đi vay, giảm chi phí giao dịch của các tổ chức tín dụng bằng cách hoàn thiện công tác thẩm định dự án, đơn giản quá trình xét duyệt đơn xin vay, hợp lý hóa bộ máy thu hồi nợ, đào tạo cán bộ tín dụng có khả năng đi sâu đi sát với quần chúng để nhanh nhạy nắm bắt và đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như nắm rõ gia cảnh của khách hàng để quản lý tín dụng cho tốt.

- Kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư vốn cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm, và người dân ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiệp cận nguồn vốn ngân hàng và tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại.

GVHD: ĐINH THỊ LỆ TRINH - 65 - SVTH: NGUYỄN HỒNG NGHI PHAN ĐÌNH KHÔI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu: Sách, luận án, báo cáo chuyên đề:

- Phạm Vũ Lửa Hạ (2003). Phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt

Nam.

- Nguyễn Văn Lành (2003). Phân tích ảnh hưởng của các yấi tổ kinh tế xã

hội đoi với thu nhập của nông hộ ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, Đại học

Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Võ Thị Thanh Lộc (2000). Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh

Một phần của tài liệu phân tích tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở tỉnh bạc liêu và tỉnh cà mau (Trang 46)