KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của bãi rác kiêu kị (huyện gia lâm) đến chất lượng nước dưới đất phục vụ cho mục đích sinh hoạt tại khu vực xung quanh bãi rác (Trang 27 - 31)

3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực xung quanh bãi rác Kiêu Kị (xã Đa Tốn và xã Kiêu Kị) xung quanh bãi rác Kiêu Kị (xã Đa Tốn và xã Kiêu Kị)

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên.

• Vị trí địa lý.

Xã Kiêu Kị và xã Đa Tốn là hai xã thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ và nằm về phía đông nam huyện Gia Lâm, có địa giới hành chính như sau:

Xã Đa Tốn:

Phía Bắc giáp xã Trâu Quỳ và Trường Đại học Nông nghiệp I. Phía Đông giáp xã Kiêu Kị.

Phía Tây giáp xã Đông Dư – Bát Tràng.

Phía Nam giáp huyện Văn Giang – Hưng Yên. Xã Kiêu Kị:

Phía Bắc giáp xã Dương Xá.

Phía Đông giáp xã Tân Quang - Mỹ Văn – Hưng Yên. Phía Tây giáp xã Đa Tốn.

Phía Nam giáp xã Cửu Cao – Châu Giang – Hưng Yên.

• Đặc điểm địa hình.

Do đặc điểm của hai xã thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng nên không có đất đồi núi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao chênh lệch không đáng kể và có hướng thấp dần từ Tây sang Đông, nhiều vùng có cốt đất thấp dễ bị ngập úng khi có mưa lớn.

Xã Đa Tốn có diện tích tự nhiên 716,04 ha, xã Kiêu Kị có diện tích tự nhiên là 562,04 ha. Đất đai của hai xã hoàn toàn nằm trong đê sông Hồng, thuộc loại đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hàng năm, thành phần cơ giới nhẹ thuộc 3 loại chính: đất thịt nhẹ, trung bình và thịt nặng.

• Cấu trúc địa tầng.

• Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn.

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.

• Dân số và lao động.

• Thực trạng phát triển kinh tế xã hội.

• Thực trạng phát triển khu dân cư.

• Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.

• Nhận xét chung

Đặc điểm bãi rác Kiêu Kị.

Bãi rác Kiêu Kị được đặt tại xã Kiêu Kị - Gia Lâm – Hà Nội. Bãi rác được xây dựng và vận hành dựa trên căn cứ:

Quyết định số 791/QĐ – UB ngày 25 tháng 2 năm 1998 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp và xử lý chất thải sinh hoạt đô thị tại Kiêu Kị - Gia Lâm – Hà Nội (giai đoạn 1).

Văn bản số 3118/ KHCNMT ngày 1 tháng 10 năm 1999 của Sở Khoa học công nghệ và Môi trường Hà Nội cho phép vận hành bãi chôn lấp và xử lý chất thải Kiêu Kị (giai đoạn 1).

Hướng dẫn số 1871/GTĐT ngày 10/9/1999 của Sở Giao thông công chính về việc đổ và xử lý chất thải tại bãi chông lấp và xử lý phế thải sinh hoạt đô thị tại Kiêu Kị - Gia Lâm – Hà Nội.

Quyết định số 779/GTĐT ngày 18/12/2000 của Sở Giao thông công chính về việc phê duyệt quy trình công nghệ vận hành bãi chôn lấp và xử lý chất thải sinh hoạt đô thị tại Kiêu Kị - Gia Lâm – Hà Nội.

Thông tư số 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD ngày 18/1/2002 của liên Bộ Khoa học công nghệ và môi trường và Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

Bãi rác Kiêu Kị là nơi tiếp nhận rác sinh hoạt và bùn cống của huyện Gia Lâm, đi vào hoạt động từ tháng 9/1999.

Quy trình chôn lấp và xử lý rác thải trên lý thuyết của bãi rác Kiêu Kị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hướng dẫn đổ chất thải tại bãi.

Xe chở phế thải vào cổng chính qua cân điện tử, xác định khối lượng và chủng loại chất thải vào nơi đổ chất thải theo sự hướng dẫn của ban quản lý bãi và quay ra theo thứ tự để tránh ùn tắc. Trước khi ra khỏi khu vực bãi phải qua khâu khử trùng để đảm bảo vệ sinh xe trên đường vận chuyển chất thải.

San ủi, đầm nén.

Tại khu vực chôn lấp rác thải chưa phân loại (hoặc rác trơ): Chất thải sau khi chôn lấp phải được san đầm nén kỹ từ 6 – 8 lần có chiều cao khoảng 1m, đảm bảo tỉ trọng chất thải sau khi đầm nén từ 0.52 – 0.8 tấn /m3.

Tại khu vực xử lý rác hữu cơ đã phân loại tại gia đình: Dùng máy ủi ủi thành các đống cao 2m nối tiếp nhau. Vừa ủi vừa ép rác để giảm thể tích rác.

Xử lý rác.

Chất xử lý rác là chế phẩm sinh học EM (gồm EM dạng dung dịch các loại 1%, 5% và bokashi). EM và bokashi dùng xử lý cho tất cả các loại chất thải được phép chôn lấp tại bãi. Tỉ lệ dùng EM là 0.6 lít EM thứ cấp1% tấn rác mới đổ. EM thứ cấp 1% hoà loãng 300 – 500 lần với nước sạch phun đều lên rác tươi đảm bảo các lớp rác đều được thấm EM, số lần phun là 2 lần/ ngày (7giờ và 15 giờ). Sau khi phun EM, tiến hành rải bokashi với lượng trung bình 0.246 kg/tấn rác mới đổ.

Phủ đất.

Khu vực chôn lấp, xử lý rác chưa phân loại (hoặc rác trơ): Lớp đất phủ trải đều trên diện tích rác vừa san ủi và sau khi đầm nén kỹ có chiều cao 20 cm.

Khu vực xử lý rác hữu cơ: dùng bạt phủ kín khi chiều cao lớp rác đạt đến 2m, mép bạt chèn bằng đất bùn để đảm bảo kín hoàn toàn, mục đích để sản xuất mùn rác.

Phun hoá chất diệt côn trùng, ruồi, muỗi.

Phun quanh bãi, bờ ao, đường nội bộ, nhà điều hành, phần bãi rác đã phủ đất, không phun trực tiếp vào rác để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong EM thứ cấp.

Phạm vi tưới 6 km bao gồm đường nội bộ bãi, đường liên xã Kiêu Kị - Đa Tốn, đường 179 (Ngã tư Cậy đến đường 5). Tần suất tưới 2 lần/ ngày (sáng và chiều).

Quản lý đường nội bộ bãi, quản lý bờ ao, chăm sóc cây xanh. Quy trình công nghệ quản lý nước rác.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của bãi rác kiêu kị (huyện gia lâm) đến chất lượng nước dưới đất phục vụ cho mục đích sinh hoạt tại khu vực xung quanh bãi rác (Trang 27 - 31)