đạt được trong 70 năm qua và những thành tích được Đảng, Nhà nước khen thưởng qua các thời kỳ.
2.1. Những đóng góp nổi bật của Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội ... đạt được trong 70 năm qua đạt được trong 70 năm qua
- Năm 1976, được Chủ tịch nước tặng Huân Chương Lao động hạng Ba vì đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (Lệnh số 63/CTN ngày 10/8/1976);
- Năm 1984, được Hội đồng Nhà nước tặng Huân Chương Lao động hạng Nhì vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (NQ 145/KT-HĐNN ngày 26/4/1984);
- Năm 1985, được Nhà nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào tặng Huận Chương Tự do.
- Năm 1985, được Hội đồng Nhà nước tặng Huân Chương Lao động hạng Ba vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác thương binh, liệt sỹ góp phần vào sự xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (NQ số 69/KT-HĐNN ngày 09/7/1985);
- Năm 2001, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có nhiều thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (QĐ số 26/TTg ngày 09/01/2001).
- Năm 2001, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có nhiều thành tích trong việc khảo sát, cất bốc, di chuyển hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại CHDCND Lào về nước (QĐ số 1605/TTg ngày 24/12/2001);
- Năm 2002, được Chủ tịch nước tặng Huân Chương Độc lập hạng Ba vì đã có nhiều thành tích xuất sắc thực hiện chính sách Lao động – Thương binh, liệt sỹ (QĐ số 469/2002/QĐ-CTN).
2.2. Những thành tích được Đảng, Nhà nước khen thưởng qua các thời kỳ.
- 02 Cờ thi đua của Chính phủ: Năm 2000 (QĐ số 297/QĐ-TTg ngày 28/02/2001); năm 2005 (QĐ số 339/QĐ-TTg ngày 17/02/2006)
- 07 Cờ thi đua của Bộ LĐ – TB& XH các năm: Năm 1990 (QĐ số 432/QĐ- LĐTBXH ngày 26/12/1990; năm 1992 (QĐ số 689/QĐ-LĐTBXH ngày 20/12/1992); năm 1999 (QĐ số 1784/QĐ-LĐTBXH ngày 25/12/1999); năm 2002 (QĐ số 1691/QĐ-LĐTBXH ngày 31/12/2002); năm 2003 (QĐ số 1682/QĐ-LĐTBXH ngày 23/12/2003; năm 2004 (QĐ số 1846/QĐ-LĐTBXH ngày 27/12/2004; năm 2006 (QĐ số 29/QĐ-LĐTBXH ngày 10/01/2007).
- 09 tập thể, 17 cá nhân được Nhà nước tặng Hân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; có 55 tập thể và 145 cá nhân được Bộ Lao động – TB&XH và UBND tỉnh ... tặng Bằng khen.
Câu 6: Đồng chí hãy viết cảm tưởng của mình về kỷ niệm 70 năm xây dựng và phát triển của Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Bản thân đồng chí phải làm gì để xứng đáng với truyền thống của Ngành và góp phần để cùng toàn Ngành tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước yêu cầu đổi mới và hội nhập của Đất nước và của Tỉnh trong thời gian tới?
Trả lời
Trong thời kỳ đổi mới, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách về lao động- thương binh và xã hội ngày càng đồng bộ và hoàn chỉnh, phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 1995, Bộ Luật Lao động ra đời đã thiết lập được khung pháp lý cho sự phát triển và điều chỉnh các quan hệ lao động; phát triển thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo vệ người lao động trong cơ chế thị trường. Hàng loạt các chế định về giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động, phát triển nguồn nhân lực, cải cách chính sách tiền lương, đổi mới chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, thanh tra lao động…đã được ban hành và đi vào cuộc sống. Cùng với nhịp tăng trưởng kinh tế, hàng năm đã tạo được việc làm cho 1,2-1,3
cách mạng và Pháp lệnh Phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đã kế thừa và phát triển các chính sách ưu đãi thương binh, gia đình liệt sỹ trong mấy chục năm trước, trở thành một hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh để thực hiện chính sách ưu đãi người có công, giải quyết tồn đọng về chính sách sau chiến tranh. Tới nay, có 8,3 triệu đối tượng đã và đang được hưởng chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước. Trong đó 1,7 triệu đối tượng đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, hàng chục nghìn con thương binh, con liệt sỹ được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, 14.500 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ cải thiện nhà ở… Đồng thời, các phong trào nghĩa tình, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công được gây dựng và phát triển, phần lớn đối tượng chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú. Về lĩnh vực xã hội, có thể nói đến giai đoạn này trên tất cả các lĩnh vực quản lý của ngành như Bảo trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo, cứu trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội đều được luật pháp hoá…Đặc biệt, công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã đạt được những thành công quan trọng, được nhân dân và bạn bè quốc tế công nhận. Trong những năm gần đây, trước yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Ngành đã có những bước đột phá trong việc đề xuất với Đảng, Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật như: Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Dạy nghề; Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động( phần về đình công), Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Đồng thời, rà soát, sửa đổi , bổ sung hệ thống văn bản pháp luật lĩnh vực lao động và xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với xu thế hội nhập và các cam kết khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới(WTO)… Song song với việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ nhằm tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước, Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã không ngừng xây dựng và phát triển hệ thống sự nghiệp trên cả 4 lĩnh vực chủ yếu: lao động, việc làm; dạy nghề; chính sách đối với người có công; bảo trợ xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội.
Có được thành quả như ngày hôm nay,bên cạnh sự chỉ đạo của TU, UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các cơ, ngành, đoàn thể mặt trận, còn phải kể đến công
sức đóng góp to lớn, bền bĩ của nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo và công chức, viên chức trong toàn ngành nối tiếp nhau kể từ khi thành lập đến nay.