2 Sự lãng phí trong quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào, làm giảm giá trị gia tăng,
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN
Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đã giải quyết đƣợc các mục tiêu đề ra, các kết luận chính theo từng mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Sự lãng phí trong sử dụng các nguồn lực đầu vào của hộ nghèo trong quá trình sản xuất khóm là rất lớn từ đó dẫn đến hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của hộ nghèo khá thấp. Tuy nhiên, khả năng tăng hiệu quả theo qui mô của hộ nghèo trồng khóm vẫn còn khá cao.
- Chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang có 5 kênh thị trƣờng chính. Trong 5 kênh này nông hộ bán khóm chủ yếu cho thƣơng lái đƣờng dài. Sản phẩm khóm trái đi từ nông hộ qua các tác nhân và đến tay ngƣời tiêu dùng nội địa chiếm 71,29% tổng sản lƣợng khóm ở tỉnh Tiền Giang. Hầu hết các tác nhân tham gia chuỗi giá trị đều có hiệu quả đầu tƣ khả quan.
- Nông hộ là tác nhân tạo ra GTGT cao nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm, kế đến là tác nhân bán buôn cấp 2 và doanh nghiệp. Tuỳ vào từng kênh thị trƣờng mà sự phân phối GTGTT giữa các tác nhân có sự khác nhau. Tuy nhiên, ở hầu hết các kênh thị trƣờng chính, nông hộ trồng khóm luôn là tác nhân nhận đƣợc sự phân phối GTGTT cao, kế đến là tác nhân bán buôn cấp 2 và bán lẻ.
25
- Trong tất cả các tiêu chí về giá bán, GTGT, GTGTT, tỷ lệ phân phối GTGT và tỷ lệ phân phối GTGTT trong chuỗi, nhóm hộ không nghèo đều thể hiện tính hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với nhóm hộ nghèo.
- GTGT và GTGTT đƣợc tạo ra từ sản phẩm khóm tác động rất lớn đến sự thay đổi thu nhập của hộ nghèo trồng khóm. Tỷ lệ phân phối GTGT và GTGTT ảnh hƣởng tích cực đến thu nhập của hộ nghèo trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang. Trong đó, mức ảnh hƣởng của tỷ lệ phân phối GTGT và GTGTT đến hộ không nghèo cao hơn hộ nghèo trồng khóm.
- Bảy chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm góp phần nâng cao GTGT cho sản phẩm khóm đƣợc đề xuất, bao gồm: (i) Chiến lƣợc tăng năng suất và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, (ii) Chiến lƣợc nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động HTX, (iii) Chiến lƣợc tái cấu trúc hệ thống phân phối, mở rộng thị trƣờng, (iv) Chiến lƣợc đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ khóm, (v) Chiến lƣợc khai thác và nâng cao nguồn lực sản xuất của nông hộ, (vi) Chiến lƣợc nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, (vii) Chiến lƣợc nâng cao hệ thống dự báo thị trƣờng và dịch bệnh.
- Sáu giải pháp đƣợc đề xuất nhằm nâng cao GTGT sản phẩm khóm góp phần cải thiện thu nhập cho hộ nghèo, bao gồm: (i) Cải tạo giống khóm, nâng cao chất lƣợng giống, đảm bảo phẩm cấp hàng hóa, (ii) Thay đổi phƣơng thức canh tác hợp lý, điều chỉnh các yếu tố nhập lƣợng để nâng cao GTGT sản phẩm, (iii) Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trƣờng, tiếp cận các chƣơng trình hỗ trợ phát triển ngành hàng khóm, (iv) Nâng cao khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, thay đổi tƣ duy sản xuất, vận dụng các mô hình sản xuất tiên tiến, (v) Thành lập tổ hợp tác tín dụng, nâng cao khả năng hỗ trợ tài lực cho hộ nghèo trồng khóm, (vi) Xây dựng, tổ chức thực hiện tốt mô hình liên kết 4 nhà nhằm ổn định thị trƣờng đầu ra cho hộ nghèo trồng khóm.