6. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Thu thập tri thức trong quá trình nghiên cứu định lượng
Trong quá trình nghiên cứu định lượng thường sử dụng các phương pháp thu thập thông tin là:
· Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu qua bộ câu hỏi hoặc bản khung mẫu đã được thiết kế sẵn.
· Phỏng vấn qua điện thoại.
· Tự điền thông tin vào bộ câu hỏi đã in sẵn hoặc trong máy tinh qua thư gửi bưu điện hoặc chỉ dẫn cách đánh dấu vào câu hỏi trong máy tính.
· Quan sát trực tiếp qua bảng kiểm.
2.1.1.1. Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu
a) Địa điểm:
· Tránh ở những nơi tập trung đồng người.
· Nên chọn nơi yên tĩnh.
· Thái độ của người thu thập phải cởi mở, thân mật. b) Kỹ năng:
· Người thu thập phải thuộc bộ câu hỏi hoặc bệnh án nghiên cứu.
32
· Đối với những câu hỏi về kiến thức, triệu chứng bệnh khi phỏng vấn không được gợi ý nội dung.
· Khoanh tròn vào những ý đã có trong bộ câu hỏi hoặc bệnh án (câu hỏi đóng).
· Đối với những câu hỏi mở nhất là trong bệnh án nghiên cứu cần ghi những từ chủ chốt (key-words), tránh mất thông tin quan trọng
· Đối với câu hỏi khi những thông tin không có trong nội dung câu hỏi thì phải điền vào mục khác và ghi rõ ý kiến.
· Những câu hỏi đánh giá về thái độ: cần đọc rõ ràng, chậm và cho phép đọc những nội dung câu trả lời trong câu hỏi để đối tượng tự chọn (không được chọn hộ nội dung trả lời cho đối tượng phỏng vấn).
2.1.1.2. Phỏng vấn qua điện thoại
· Xin phép đối tượng nghiên cứu đồng ý mới tiến hành phỏng vấn qua điện thoại.
· Cần nói chậm, rõ ràng và nhắc lại câu hỏi khi đối tượng nghiên cứu không hiểu câu hỏi và cần phải nhắc lại vài lần cho tới hiểu
· Những ngôn ngữ trong bộ câu hỏi hay bệnh án nghiên cứu không phù hợp với ngôn ngữ địa phương, người thu thập có thể giải thích phù hợp với ngôn ngữ địa phương
· Các trình tự khác tương tự như phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu
2.1.1.3. Phương pháp tự điền thông tin
· Phương pháp này thường sử dụng trong nghiên cứu tại cộng đồng
· Gửi bộ câu hỏi tới địa chỉ đối tượng nghiên cứu và yêu cầu đọc kỹ và đánh dấu với những thông tin đã biên soạn kỹ
· Nội dung bộ câu hỏi tránh hỏi về kiến thức, nên tập trung vào thái độ.
· Đối với những nghiên cứu về tình trạng sức khỏe sau điều trị hoặc theo dõi sau điều trị, theo dõi trong nghiên cứu can thiệp hoặc thuần tập: câu hỏi cần ngắn, gọn, rõ ràng.
33
· Phải có bảng hướng dẫn kèm theo bộ câu hỏi để cho đối tượng đọc và điền thông tin.
· Sau khi đối tượng điền đầy đủ thông tin, yêu cầu gửi thư lại cho người nghiên cứu.
· Ghi nhớ: luôn luôn phải gửi kèm phong bì có dán tem và địa chỉ của người nghiên cứu rõ ràng (viết trước trên phong bì).
2.1.1.4. Phương pháp tự điền trên máy vi tính
· Bộ câu hỏi được soạn thảo giống như câu hỏi tự điền thông tin nhưng để trên một file số liệu trong máy vi tính.
· Bộ câu hỏi này có thể soạn thảo trên phân mềm thống kế như EPI – INFO 6.04 hoặc EPI data hoặc trên phần mềm Mirosoft Office Access.
· Đối tượng nghiên cứu phải biết sử dụng máy vi tính.
· Người thu thập hướng dẫn cách điền thông tin (đánh dấu hoặc đánh số) và cách ra khỏi file câu hỏi khi đối tượng nghiên cứu đã hoàn thành bộ câu hỏi
2.1.1.5. Quan sát trực tiếp bằng bảng kiểm
· Bảng kiểm thường sử dụng để
· Quan sát thực hành
· Quan sát tình trạng vệ sinh
· Nội dung bảng kiểm tùy theo yêu cầu nghiên cứu
· Bảng kiểm có thể sử dụng cho cả nghiên cứu định tính và định lượng
· Tùy mức độ nghiên cứu mà bảng kiểm có thể cho thang điểm hoặc thang điểm đánh giá định tính (rất tốt, tốt, khá, trung bình, kém…)
· Khi xử lý số liệu trong bảng kiểm cần tính điểm trung bình cho mỗi nội dung
34