5. Nội dung nghiên cứu
3.2. 3 Đột biến chín muộn
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thu được một số thể đột biến chín muộn ở các giống lúa nếp như: nếp N87 (15kr) chín muộn hơn so với đối chứng 7 ngày, nếp BM 9603 (10kr) chín muộn hơn ĐC 7 ngày, nếp PD (5kr) chín muộn hơn đối chứng 6 ngày.
Theo dẫn liệu bảng 3.13 thì ở lô xử lý 5kr cho tần số đột biến cao nhất là nếp BM 9603 (0,40 ± 0,23) và cho tấn sô thấp nhất là nếp BN4 (0%).
Với liều xạ 10kr cho tần số cao nhất là nếp BN4 (0,86 ± 0,43) và thấp nhất là nếp PD2 (0,38 ± 0,22).
Đối với lô xử lý 15kr tần số đột biến khá đồng đều và ở mức khá cao, trong đó cao nhất ở nếp N87 (2,15 ± 0,67) và thấp nhất là nếp Lang Liêu (1,03 ± 0,39).
Trong cả 3 liều xạ xử lý thì đều thấy xuất hiện đột biến chín muộn với các tần số khác nhau, xuất hiện với tần số lớn nhất là ở lô xử lý 15kr (1,33%) và đến lô 10kr (0,58%) thấp nhất là lô 5kr (0,21%).
Xét tổng tần số đột biến của 6 giống nếp ở cả 3 liều thì cho tần số đột biến cao nhất là nếp N87 (0,97 ± 0,25) và thấp nhất là nếp PD2 (0,5 ± 0,16).
Như vậy đột biến chín muộn xảy ra ở hầu hết các lô xử lý với tần số khá đồng đều và khá thấp, và phụ thuộc tuyến tính và liều xử lý. Đây là điều có lợi vì chín muộn là tính trạng không có lợi về giá trị kinh tế.
Bảng 3.15: Tần số và phổ đột chín muộn ở M2 do tác dụng của tia gamma (Co60) vào giai đoạn nảy mầm của hạt 6 giống lúa nếp.
Giống Liều xạ Tổng số cá thể Số thể Đ.B Tần số f%±m% 5kr 562 0 0,00 10kr 465 4 0,86 ± 0,43 Nếp BN4 15kr 403 5 1,24 ± 0,55 5kr 743 3 0,40 ± 0,23 10kr 807 6 0,74 ± 0,30 Nếp BM 9603 15kr 660 9 1,36 ± 0,45 5kr 967 2 0,21 ± 0,15 10kr 381 2 0,52 ± 0,37 Nếp Lang Liêu 15kr 680 7 1,03 ± 0,39 5kr 648 1 0,15 ± 0,15 10kr 785 3 0,38 ± 0,22 Nếp PD2 15kr 578 6 1,04 ± 0,42 5kr 782 1 0,13 ± 0,13 10kr 651 3 0,46 ± 0,27 Nếp 97 15kr 530 7 1,32 ± 0,50 5kr 654 2 0,31 ± 0,22 10kr 420 3 0,71 ± 0,41 Nếp N87 15kr 465 10 2,15 ± 0,67
Bảng 3.16: Tổngtần số đột biến chín muộn ở M2, do tác dụng của tia gamma (Co60 )vào giai đoạn nảy mầm của hạt 6 giống lúa nếp.
Chín muộn Đột biến
Giống nghiên cứu Số cá thể Số cá thể đột biến f(%) ± m(%)
Nếp BN4 1430 9 0,63 ± 0,21 Nếp BM 9603 2210 18 0,81 ± 0,19 Nếp Lang Liêu 2028 11 0,54 ± 0,16 Nếp PD2 2011 10 0,50 ± 0,16 Nếp 97 1963 11 0,56 ± 0,17 Nếp N87 1539 15 0,97 ± 0,25 Tổng số 11181 74 0,66 ± 0,08
Hình 8: Đột biến chín muộn ở M2 do tác dụng của tia gamma (Co60) vào hạt ở giai đoạn nảy mầm của hạt 6 giống lúa nếp.
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 Tần số (f%) Nếp BN4 Nếp BM 9603 Nếp Lang Liêu Nếp PD2 Nếp 97 Nếp N87 Tổng số Giống Đột biến chín muộn
3.3. Các kiểu đột biến khác
Ngoài các kiểu đột biến đã trình bày ở trên, chúng tôi còn thu nhận được một số kiểu đột biến khác chỉ xuất hiện rất ít ở một số lô thí nghiệm như:
1. Lá đòng xoắn, bông dị dạng: chỉ thấy xuất hiện ở lô nếp Lang Liêu 10 kr và N87 - 5kr.
2. Bông không có hạt, chỉ gồm các gié: xuất hiện ở lô nếp BM 9603 15kr
3. Hạt trên bông có màu sẫm, màu đen: xuất hiện ở lô nếp PD2 -10kr. 4. Bông có hạt dễ rụng: xuất hiện ở lô nếp Lang Liêu - 5kr và nếp 97 15kr.
5. Đẻ ít nhánh: có ở nếp 97 – 10kr.
Tóm lại :
Cả 3 liều xạ (5kr, 10kr và 15kr) đã sử dụng đều gây ảnh hưởng rõ rệt lên biểu hiện hình thái, quá trình sinh trưởng và phát triển ở thế hệ M2 của 6 giống lúa nếp. Tuy nhiên, mức độ mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào liều lượng chiếu xạ và đặc tính di truyền của từng giống lúa. Các lô chiếu xạ đều phát sinh các cá thể đột biến.
Trong đa số các lô xử lý, tần số đột biến phụ thuộc tuyến tính vào liều xử lý tức là trong cùng một giống khi xử lý thì liều 15kr cho tần số đột biến cao hơn liều 10kr và cao hơn liều 5kr. Nhưng bên cạnh đó còn một số lô biểu hiện không tuyến tính vào liều xử lý, điều này có thể được giải thích là do trong một số trường hợp xử lý với liều thấp đã tác động đúng vào gen quy định tính trạng đó tạo ra hiệu quả cao hơn so với xử lý liều cao, hoặc các cá thể đột biến ở lô xử lý liều cao bị chết trong quá trình sống.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
KẾT LUẬN:
1. Các đột biến hình thái cây và sinh trưởng phát triển có tần số đột biến tăng theo chiều tăng của liều lượng chiếu xạ và cao nhất là ở liều xạ 15krad.
2. Với 3 liều xạ đã dùng (5krad, 10krad và 15krad) thì đều gây ảnh hưởng ít hay nhiều đến cây lúa, làm xuất hiện các thể đột biến khác nhau ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào liều xạ và bản chất của giống lúa.
3. Trong các đột biến đã xét ở trên có thể thấy được hiệu quả gây đột biến xảy ra cao nhất là ở giống lúa nếp Lang Liêu sau đó đến nếp N87. Ngược lại hiệu quả đột biến thấp nhất là ở nếp 97.
4. Các đột biến có tần số khá cao như đột biến bông dài, đột biến hạt to đây đều là những đột biến có lợi. Đột biến bông ngắn có tần số tương đối đồng đều giữa 6 giống lúa nếp và có tần số khá thấp đây là đột biến không có lợi về kinh tế.
5. Xử lý chiếu xạ với liều xạ 15krad cho tần số đột biến cao và phổ đột biến rộng nhất về các đột biến hình thái, sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt là một số đột biến có ý nghĩa trong chọn giống như: đột biến thấp cây, đột biến chín sớm, đột biến để nhiều nhánh...
ĐỀ NGHỊ
1. Cần tiếp tục khảo sát ở M3 để nghiên cứu và chọn lọc được những dòng có triển vọng.
2. Khi chiếu xạ vào hạt nảy mầm thì nên xử lý với liều xạ khoảng 15krad vào thời điểm nảy mầm 72h có thể thu được các đột biến về hình thái, sinh trưởng và phát triển cao nhất, đặc biệt là các đột biến có ý nghĩa chọn giống như: cây thấp, bông dài, đẻ nhiều nhánh, chín sớm…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hữu Ất. Nghiên cứu hiệu quả gây đột biến của tia gamma (Co60) khi xử lý vào các thời điểm khác nhau của chu kỳ nguyên phân đầu tiên trên hạt nảy mần của một số giống lúa đặc sản Việt Nam. Luận án phó tiến sĩ khoa học sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nôi, 1996.
2. Bùi Huy Đáp. Một số vấn đề về cây lúa, NXB Nông Nghiệp Hà Nôi, 1999.
3. Nguyễn Đình Giao & CS, Cây lương thực – tập 1, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Hoan. Cẩm lang cây lúa. NXB Lao Động, 2006.
5. Vũ Tuyên Hoàng. Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Viện nghiên cứu lúa quốc tế, Tạp chí nông nghiệp.
6. Trần Đình Long (CB). Chọn giống cây trồng. NXB Nông Nghiệp, 1997
7. Trần Duy Quý. Các phương pháp mới trong chọn giống cây trồng, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1997.
8. Hoàng Thị Sản. Phân loại học thực vật, NXB GD.
9. Đào Xuân Tân. Sự phát sinh di truyền đột biến trên lúa nếp do xử lý tia gamma Co60 trên hạt nảy mầm, Luận án PTS khoa học sinh học, ĐHSP Hà Nội 2, 1994.
10.Huỳnh Quang Tín. Sản xuất giống lúa. Viện nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác. Trường ĐH Cần Thơ.
11. IRRI. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa, 1996.
12. http://www.hunglamrice.com.vn 13. www.Luagao.com 14. www.rice.com.vn 15. www.vietbao.vn 16. http://www.vietfood.org.vn 17. http://vst.vista.gov.vn
PHỤ LỤC Một số ảnh minh họa
Đột biến đẻ ít nhánh (nếp 97 - 10kr)