Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp hợp lý nâng cấp công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn hình thức công trình và giải pháp thi công công trình bảo vệ bờ biển xóm rớ tỉnh phú yên (Trang 77 - 82)

Nâng cao trình ngưỡng tràn + Nâng cao đập kết hợp với làm tường chắn sóng

Khi giữ nguyên khẩu độ và hình thức tràn. Việc nâng cao trình ngưỡng tràn để tăng dung tích hữu ích sẽ dẫn đến làm tăng MNLTK như vậy cần phải nâng cao trình đỉnh đập.

+ Nâng cao ngưỡng tràn: như các cách làm đã nêu trong các giải pháp trên. Ngoài ra đối với tràn có cửa van để nâng cao dung tích trữ ta làm thêm một cửa phụ nối tiếp phía trên đỉnh cửa van hoặc thay thế cửa van cũ bằng cửa van mới có chiều cao lớn hơn.

Hình 2.27: Lắp ghép cửa van phụ ở phía trên

+ Nâng cao trình đỉnh đập: Sau khi tính toán điều tiết lũ với ngưỡng tràn mới ta xác định được MNLTK và MNLKT. Từ đó ta xác định được cao trình đỉnh đập, để giảm cao trình đỉnh đập nên kết hợp làm tường chăn sóng khi tôn

cao đập. Để nâng cao trình đỉnh đập (đập đất) áp dụng theo các cách sau:

• Đắp áp trúc phía thượng lưu đập:

Hình 2.20. Áp trúc mái thượng lưu đập

Để thi công đắp áp trúc mái thượng lưu phải cắt nước và dẫn dòng tưới ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất. Vì vậy cách này được sử dụng khi kết hợp xử lý chống thấm thân và nền đập bằng việc sử dụng lớp vật liệu đất đắp có hệ số thấm nhỏ. Lớp đất đắp này vừa giữ ổn định để tôn cao đập vừa đóng vai trò là tường nghiêng + sân phủ để chống thấm.

• Đắp áp trúc phía hạ lưu:

Hình 2.28. Áp trúc mái thượng hạ lưu đập

Thường sử dụng theo cách này khi cần tăng hệ số ổn định mái đập hạ lưu

hoặc khi sử dụng biện pháp chống thấm khác (khoan phụt vữa xi măng chống

thấm thân và nền đập).

• Đắp áp trúc cả thượng và hạ lưu:

Hình 2.29. Áp trúc mái thượng thượng hạ lưu đập

Thường áp dụng với các đập nhỏ trước đây nhân dân tự đắp. Với yêu cầu ngoài nhiệm vụ nâng cao dung tích hữu ích còn phải đảm bảo an toàn cho đập.

- Ưu điểm:

Giữ nguyên tràn cũ, chỉ nâng cao tường bên tràn theo cao trình đỉnh đập. Không phải xử lý tiêu năng phía sau tràn.

- Nhược điểm:

Phải nâng cao trình đỉnh đập, diện tích ngập nước lòng hồ tăng nên chi phí xây dựng và giải phóng mặt bằng tăng cao.

Vì MNLTK tăng nên ảnh hưởng đến ổn định của đập, cần phải được tính toán kiểm tra lại ổn định đập sau khi đã tôn cao.

Lựa chọn lớp đất đắp có chỉ tiêu phù hợp với đất đắp đập cũ, lưu ý trong thi công khi xử lý tiếp giáp giữa mái nghiêng đập cũ với lớp áp trúc để giữ ổn định (thi công bằng thủ công).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Bộ Nông nghiệp và PTNT - Chương trình đảm bảo an toàn các hồ chứa

nước - Nhà xuất bản xây dựng 2002.

2- Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng thuỷ lợi Nghệ An - Tài liệu khảo sát

địa hình, địa chất, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật - Thiết kế BVTC+DT dự án: Hồ chứa nước Vực Mấu, tỉnh Nghệ An.

3- GS.TS. Nguyễn Văn Cung - Công trình tháo lũ - NXB Khoa học kỹ thuật.

4- Đinh Quang Dương - Thủy lợi Thanh Hóa 2014.

5- GS.TS. Phan Sỹ Kỳ - Sự cố một số công trình thuỷ lợi ở Việt Nam và các

biện pháp phòng tránh- NXB Khoa học kỹ thuật.

6- GS.TS Phạm Ngọc Quý - Tràn sự cố - Nhà xuất bản xây dựng.

7- Tiêu chuẩn thiết kế đập bê tông và bê tông cốt thép 14TCN 56-88. NXB Khoa học kỹ thuật.

8- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285: 2002 - Công trình thủy lợi

- Các quy định chủ yếu về thiết kế.

9- Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén 14 TCN - 157-2005 - Bộ Nông nghiệp và PTNT - Nhà xuất bản xây dựng 2005.

10- Nguyễn Xuân Trường - Thiết kế đập đất – NXB Khoa học kỹ thuật 1972.

11- Ngô Trí Viềng, Nguyễn Chiến, Nguyễn Văn Mạo, Nguyễn Văn Hạnh,

Nguyễn Cảnh Thái - Giáo trình thuỷ công - Trường Đại học Thuỷ lợi - Nhà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn hình thức công trình và giải pháp thi công công trình bảo vệ bờ biển xóm rớ tỉnh phú yên (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w