1. Mục đích nghiên cứu.
Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học thông qua thực tế giảng dạy một số bài cụ thể, trong đó GV dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh lớp 11.
2. Đối tượng thử nghiệm.
Trong khuôn khổ của khoá luận này này em sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động nhận thức Vật Lý của học sinh lớp 11 theo tiến trình bài soạn như trên.
Thử nghiệm tại lớp 11A4 ( 49 học sinh) – Trường Trung học phổ thông Dương Xá - Gia Lâm – Hà Nội.
Đối chứng tại lớp 11A5 (46 học sinh) - Trường Trung học phổ thông Dương Xá - Gia Lâm – Hà Nội.
3. Kế hoạch thử nghiệm.
Tiến trình dạy học tại lớp 11A4 sử dụng phương pháp thực nghiệm nêu vấn đề, phương pháp gợi mở vấn đáp, Phương pháp đàm thoại.
Tiến trình giảng dạy tại lớp 11A5 sử dụng phương pháp truyền thống: độc thoại pháp vấn.
Điều kiện 2 lớp điểm đầu vào sàn như nhau. Kết quả học tập môn Vật Lý học kì trước hai lớp chênh lệch học sinh khá, giỏi, trung bình là nhỏ.
4. Kết quả thử nghiệm.
Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Câu 1 (4đ): Trong thí nghiệm về suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động tại sao lại xuất hiện dòng điện cảm ứng khi MN chuyển động? Lực nào đóng vai trò là lực lạ.
Câu 2 ( 6đ): Cho hai thang ray dẫn điện đặt thẳng đứng, hai đầu của hai thanh ray nối với điện trở R = 0,5 . Hai thanh ray được đặt trong từ trường đều, đường sức từ vuông góc với mặt phẳng chứa hai thanh ray và có chiều như trên hình vẽ. Thanh kim loại MN khối lượng m = 10g có thể trượt theo hai thanh ray. Hai thanh ray cách nhau 25 cm. Điện trở của thanh kim loại MN và hai thanh ray rất nhỏ. Coi lực ma sát giữa MN và hai thanh ray là rất nhỏ. Cho biết cảm ứng từ B = 1T. Sau khi buông tay cho thanh kim loại Mn trượt trên hai thanh ray được ít lâu thì MN chuyênt động đều với vận tốc v. Lấy g = 10 m/s2 a. Phân tích hiện tượng?
b. Tính v?
Kết quả thử nghiệm.
Học sinh đạt điểm giỏi 14,3% 2,2%
Học sinh đạt điểm khá 65,3% 56,5%
Học sinh đạt điểm trung bình 20,4% 39,1% Học sinh đạt điểm yếu 0% 2,2%
Trong thời gian thử nghiệm tôi đã cố gắng tận dụng tối đa các cơ hội để phân tích hoạt động học tập của học sinh, giúp học sinh tích cực, chiếm lĩnh kiến thức.
Quá trình thử nghiệm tôi nhận thấy bài giảng của mình đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của phương pháp giảng dạy hiện nay tại trường Phổ thông cho thấy mức độ ghi nhớ, kĩ năng thực hành tái hiện kiến thức, thực hiện các
M N N
Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
thao tác tư duy suy luận logic, đặc biệt là kĩ năng thực hiện các giai đoạn của phương pháp nhận thức và khả năng sáng tạo của học sinh khá lên rất nhiều.
Kết luận
Nghiên cứu lý luận về việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học, từ đó khẳng đinh việc hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống có vấn đề, đảm bảo việc phát triển tư duy của người học.
Nghiên cứu lý luận về việc tổ chức tình huống học tập và hướng dẫn hoạt động của học sinh trong dạy học Vật lí.
Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo đã phân tích nội dung kiến thức của chương : “ cảm ứng điện từ” Vật lí 11 nâng cao - Trung học phổ thông.
Vận dụng lý luận vào tổ chức tình huống học tập và việc soạn thảo tiến trình dạy học một số bài thuộc chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí nâng cao nhằm phát huy tính tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.
Do đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên thực hiện, nhờ đề tài này mà em đã biết được bố cục và cách thức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học giúp cho bản thân sau khi trở thành một giáo viên thực thụ có thể tiến hành làm các đề tài nghiên cứu khoa học khác.
Trong giới hạn của đề tài này, em chỉ thực hiện trong phần “cảm ứng điện từ” mà chưa mở rộng được các chương, các phần khác trong chương trình Vật lí phổ thông. Nhưng hi vọng rằng với các biện pháp mà em đưa ra sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp người giáo viên phát triển được tư duy và tích cực hóa hoạt động nhận thức trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức.
Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Tài liệu tham khảo
1. Sách bài tập Vật lí lớp 11. Nhà xuất bản Giáo Dục.
2. Sách giáo khoa vât lý lớp 11 nâng cao. Nhà xuất bản Giáo Dục. 3. Sách giáo viên Vật lý lớp 11 nâng cao. Nhà xuât bản Giáo Dục.
4. Dương Trọng Bái, Vũ Thanh Khiết. Tài liệu giáo khoa chuyên vật lý (tập
1). Nhà xuất bản Giáo Dục 2003.
5. Phạm Đình Cương (2002), thí nghiệm Vật lí ở trường THPT, nhà xuất bản
Giáo Dục.
6. Vũ Thanh Khiết. Kiến thức cơ bản nâng cao Vật lý trung học Phổ thông
nhà xuất bản Hà Nội.
7. Tạ Tri Phương. Giáo trình phương pháp giảng dạy Vật lí phổ thông (phần
thực hành thí nghiệm vật lí).
8. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế. Phương pháp
dạy học vậy lý ở trường Phổ thông. Nhà xuất bản Giáo Dục.