Vài dòng chia sẻ với các bạn chuẩn bị thi TOEIC (Part 1)

Một phần của tài liệu Lộ trình ôn thi Toeic từ 200 đến 990 điểm (Trang 60 - 64)

Định viết bài chia sẻ kinh nghiệm thi TOEIC dành cho các bạn sắp thi mà cứ băn khoăn không biết nên viết thế nào :D. Nhân dịp em Mai Anh chuẩn bị "lên sàn", nhắn tin giục bà chị già như đòi nợ =), thế là cả tối ngồi nhà gõ lọc cọc ra bài viết này. Hi vọng nó giúp ích được phần nào cho các bạn sắp chinh chiến :).

Mình thi TOEIC ở IIG 75 Giang Văn Minh, ngày 5/1/2013, đạt 975/990 trong đó: Listening: 495/495, Reading: 480/495.

TOEIC mới có nhiều điểm mới, nên bạn cần phải cập nhật thông tin mới nhất về kì thi để có phương pháp ôn tập cũng như chiến lược hợp lí. Một cách khôn ngoan đó là học từ những người đi trước. Tại sao bạn không tận dụng nguồn thông tin trên Internet và từ chính những người đã dự thi nhỉ? Họ đã thi và có những kinh nghiệm nhất định, nên thay vì thi đi thi lại nhiều lần để rút kinh nghiệm (tốn không ít thời gian, sức lực cũng như tiền của) thì bạn có thể rút kinh nghiệm từ những người đi trước. (Và nếu bạn đang đọc bài này thì cũng tặng bạn 1 like:P) Trước khi thi, mình có lên mạng đọc những bài chia sẻ kinh nghiệm về kì thi, cách học cũng như các sách được recommend. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ về phương pháp học và thi nhé, còn về các sách + tài liệu để ôn thi TOEIC, mình sẽ update sau :)

Phương pháp học:

Từ lúc bạn lên kế hoạch ôn thi cho tới khi thi là 1 chặng đường, và bạn phải xác định rõ xem thực lực của bản thân đang ở mức nào và mục tiêu nhắm tới (tức là phải biết rõ vạch xuất phát của mình đang ở đâu và đích đến còn cách bao xa). Các cụ có câu:”Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” mà. Vì vậy, trước khi thi bất cứ một cuộc thi nào, bạn cũng cần tìm hiểu thật kĩ về nó cũng như xác định rõ thực lực của bản thân và đặt ra một mục tiêu cụ thể để phấn đấu.

Bạn có thể thi thử hoặc làm thử đề thi TOEIC. Sau đó hãy lên 1 kế hoạch học tập tương ứng với thời gian bạn có. Ví dụ nếu bạn chỉ có 1 tháng để tập trung ôn thi, thì hãy viết rõ kế hoạch cho từng ngày, từng tuần và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.

Mình biết nhiều bạn sẽ không thể tuân thủ nghiêm ngặt theo từng ngày, ví dụ như mình chẳng hạn :">, thì các bạn cũng cố gắng làm sao ngốn được 1 khối lượng kiến thức đặt ra

nhất định theo từng tuần nhé. Kinh nghiệm cho thấy không nên đặt ra kì vọng quá cao, nhồi nhét quá nhiều vì rất dễ nảy sinh tâm lý ko theo được thì sẽ dễ bị nản. Và quan trọng, khi lên kế hoạch học tập, nhớ chừa 1 phần cho việc ôn tập và xem lại những chỗ sai, những chỗ mình còn yếu kém hoặc chưa hiểu nhé (cái này là cực kì quan trọng đấy). Phải đảm bảo học đến đâu chắc đến đấy, phần học cũ chưa nắm vững thì không nên tham, chuyển sang phần học mới.

-Đối với những bạn luyện thi cấp tốc, thì giai đoạn này bạn nên tập trung luyện đề full với tâm lý như đi thi thật. Mình có một lời khuyên từ kinh nghiệm bản thân là nên làm đề vào khoảng thời gian như đi thi thật. Ví dụ bạn thi vào buổi sáng từ 10h-12h thì hãy làm đề trong thời gian tương tự. Thậm chí là phải tập quen với việc “ngủ sớm, dậy sớm” đi nữa :D. Vì có những bạn do quen thức khuya, ngủ nướng thì trạng thái tập trung và tỉnh táo nhất sẽ rơi vào chiều tối, còn những bạn quen dậy sớm thì sẽ rơi vào buổi sáng. Ví dụ mình là 1 cú đêm chính hiệu, nên thường khi làm đề vào buổi chiều hoặc tối thì điểm thường cao hơn, do khả năng tập trung và độ tỉnh táo lúc đấy là cao nhất. Chính vì thế, khi biết lịch thi của mình rơi vào buổi sáng, mình còn phải tập cả thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm để có trạng thái tập trung và tránh buồn ngủ vào buổi sáng.

-Khi làm đề, các bạn nên xác định mình còn yếu kém ở phần nào để cải thiện. Ví dụ, bản thân mình luôn gặp vấn đề ở Part 7, do quá dài và lại là phần cuối cùng của đề thi, lúc đó độ tập trung yếu nhất và cũng mệt mỏi nữa, nên rất dễ bị sai. Nếu biết điểm yếu của bản thân, bạn có thể khắc phục bằng cách làm Part 7 trước chẳng hạn, khi độ tập trung còn cao.

-Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện thêm các chiến thuật TOEIC, hoặc tìm đến giáo viên của mình để có được những lời khuyên và tư vấn hợp lí nhé. Nhiều khi chỉ cần vài mẹo và thủ thuật thôi cũng giúp bạn tăng điểm đáng kể đấy (đặc biệt với những bạn không có nhiều thời gian để học thi bài bản).

Về Listening, các bạn nên cố gắng luyện nghe hàng ngày cho quen với format. Ngoài ra, các bạn có thể giải trí và luyện nghe bằng cách xem phim Âu Mĩ không phụ đề, hoặc nghe nhạc. Như mình, mỗi lần làm xong 1 đề thi full thường rất mệt, lúc đó mình xem 1 tập “How I met your mother” hoặc “Charmed” để relax.

Ngoài ra, mỗi tối trước khi đi ngủ, mình sẽ nghe lại bài nghe TOEIC 1 lần nữa (mình nghe rất enjoy chứ ko bị căng thẳng, nhất là mấy bài Part 3,4) – và có 1 điều là TOEIC rất dễ chữa bệnh mất ngủ nên cứ khó ngủ là mình lại lôi TOEIC ra nghe =). Với các bạn nào sợ “hỏng tai” do nghe loa nhiều, ngủ quên ko tắt thì các bạn có thể sắm 1 chiếc Mp3 Tàu loại 2-Good hoặc JVP, có chế độ hẹn giờ Sleep Time (ví dụ hẹn sau 30ph sẽ tự tắt chẳng hạn).

Vào phòng thi:

- Tâm lý phòng thi và tâm lý ở nhà khác hẳn nhau, nên bạn phải chuẩn bị đối phó với tình huống này. Bạn nên đến sớm và kiếm một chỗ ngồi vì người dự thi khá đông, và còn phải đợi lâu nên nếu ko nhanh chân chiếm chỗ là phải đứng đấy:P. Bạn sẽ phải cất hết toàn bộ đồ dùng vào khóa tủ, kể cả chìa khóa xe, khóa nhà, bút chì. Vào phòng thi thì bạn sẽ được phát bút chì có tẩy phía trên, tuy nhiên nếu bạn có tẩy xịn thì cứ nên đem vào nhé (được cho phép).

- Bạn sẽ phải ngồi suốt mấy tiếng đồng hồ (ngoài 2 tiếng thi, còn thêm thời gian hướng dẫn và làm thủ tục các thứ nữa), và không được phép ra ngoài trong thời gian đấy, nên tốt nhất bạn không nên uống quá nhiều nước trước khi thi và trước khi bị gọi vào phòng thi thì nên cố gắng ghé thăm Mr. William Cường dù không có nhu cầu nhé :D. - Khi vào phòng thi, nên chú ý giám thị hướng dẫn, đừng tinh tướng nghĩ mình biết tiếng Anh, rồi đọc hướng dẫn rồi tự làm nhá. Vì cái tính hấp tấp của mình mà trong khi giám thị đang phổ biến cách điền form thi các thứ, mình tự điền luôn, lúc sau bị ra nhắc nhở vì làm sai thủ tục =), kèm theo câu bonus :”Chị nhớ để ý chút ạ”, ảnh hưởng tinh thần ko ít J.

- Bạn sẽ không được phát nháp thi đâu :- giờ nó làm nghiêm lắm ạ T_T). Vì thế khi ở nhà nhớ tập chiến thuật để quen với việc ko có nháp và ko đc viết vẽ vào đề nhá.

- Học cách phân bổ hợp lí và tô answer sheet. Đừng coi thường việc tô answer sheet nhá, đấy cũng là cả 1 nghệ thuật đấy ạ :-s. Mình chủ quan ở nhà toàn khoanh vào đề chứ ko tập tô answer sheet nên thời gian tô answer sheet cũng mất của mình ko ít time. Tô lúc nào và tô như thế nào cho nhanh cũng cần có kĩ năng đấy. Mà cẩn thận ko lại tô lệch ô thì nguy, đi tong cả bài :-s.

- Nên cố gắng manage time thật tốt, mình ở nhà làm toàn thừa thời gian đến 15ph, thế mà khi thi cũng chỉ vừa kịp, lúc người ta đi thu bài rồi mới có time xem lại, phát hiện còn 1 ô thế nào lại chưa khoanh, may mà cũng kịp khoanh nốt =). 1 điểm lưu ý là phần đọc của TOEIC mới ngày càng dài hơn (nguy hiểm hơn), ví dụ số lượng double passages bình thường có 4 đoạn thôi, thì lúc mình thi là 5 đoạn (từ câu 175-200).

Theo mình đánh giá thì TOEIC không quá khó nhưng lại đòi hỏi sự tập trung cao độ. Nếu chẳng may có bỏ lỡ 1 vài câu, các bạn cũng đừng quá “vương vấn” câu hỏi cũ mà nên tập trung làm tiếp các câu sau.

- 1 kinh nghiệm là đề TOEIC có tần suất lặp lại khá cao, 1 số topic hoặc từ vựng hay xuất hiện, nên nếu bạn may mắn học được một giáo viên có kinh nghiệm luyện thi TOEIC, hoặc làm nhiều đề luyện TOEIC và tinh ý nhận ra thì sẽ thấy khả năng “trúng tủ” là khá cao :D.

Sơ sơ vài điều thế đã nhé, nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào về thi TOEIC, thì có thể hỏi mình, mình sẽ cố gắng giải đáp ^^.

Một phần của tài liệu Lộ trình ôn thi Toeic từ 200 đến 990 điểm (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)