Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng nghề

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh (Trang 28 - 33)

IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng nghề

Tái chế giấy là một trong những nghề tiểu thủ công nghiệp được phát triển với quy mô lớn và tốc độ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.làng nghề giấy Phong Khê và Phú Lâm là hai làng nghề tiêu biểu của loại hình sản xuất này.Xét về nguồn gốc,làng nghề giấy xã phú Lâm và các làng nghề giấy của xã Phong Khê đều có nguồn gốc từ làng nghề giấy thôn Dương Ổ.Làng Dương ổ thuộc xã Phong Khê,huyên Yên Phong tỉnh Bắc Ninh,làng nằm dọc theo đường quốc lộ 1A cách Hà Nội 32km về phía đông bắc và Bắc Ninh 2km về phía Tây Nam,có dân số 35000 ngưòi với diện tích thổ cư 31ha tương ứng với mật độ dân số 11290 người/km2 xấp xỉ khu vực nội thành Hà Nội.trong khi đó,xã Phong Khê có dân sô 7500 người tuơng ứng với mật đọ 3505 người/km2 nhỏ gần gấp 3 lần so vơi mật độ dân số của thôn Dương Ổ vì đìêu này xảy ra có thể do sự phát triển nghề phụ (nghề tái chế giấy) của Dương Ổ phần lớn đã thu hút dân cư của xã nhằm thuận tiện cho việc sản xuất.

Làng nghề giấy Dương Ổ có lịch sử lâu đời bắt đầu hình thành từ năm 1450. Trước kia,làng chuyên sản xuất giấy theo phương thức hoàn toàn thủ công theo phức gia truyền. Sẳn phẩm giấy đó được sủ dung làm giấy viết,vẽ tranh lụa,làm vàng mã,pháo….Và được lưu hành khắp vùng.thu nhập từ nghề phụ đã làm thay đổi cuộc sống của người nông dân cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp giấy,thị trường giấy đó bị thu hẹp do gảm nhu cầu sử dụng.trước tình hình đó, làng nghề đã tìm ra hướng phát triển mới.Dựa trên kinh nghiệm sẵn có và nhu cầu cảu xã hội và các loại giấy cũng như quyết tâm cải tại cuộc sông, người dân Phong khê đã học hỏi kinh nghiêm, đầu tư trang thiết bị nhằm sản xuất giấy mơi quy mô từ nguyên liệu là các loại giấy thải,hiên nay lang nghề đã có nhiều xưởng sản xuất như giấy vệ sinh,giấy ăn,giấy vàng mã,bìa cát tông….đi từ nguyên liệu và

các lại giấy bìa thải loại được thu mua từ nhiều nơi. Đặc biệt từ Hà Nội. Tính chất sản xuất từng bước đi vào cơ giới hoá,máy móc đã được sử dụng thay thế lao động thủ công và cho năng xuất cao.quy mô sản xuất không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà đã mở dộng thành các doanh nghiệp,cổ phần hoặc xưởng sản xuất. lao động nhàn rỗi ở trong làng có them việc làm như: chuyên chở,bóc lề,thu mua và phân loại giấy.sản phẩn của phong Khê Bắc Ninh đã đáp ứng được thị trường, đặc biệt giấy vệ sinh của Phong Khê Bắc Ninh đã chiếm hầu hết thị trường giấy vệ sinh miền Bắc,do đó mức sống của trong làng cũng dược nâng cao từ thu nhập từ nghề giấy. Đường trong xã được quy hoạch,lát gach và bê tong hoá 90%,trường học,bệnh viện,trụ sở uỷ bạn xã được xây khang trang,tất cả được thu từ sản xuất giấy.trong tương lại thị trường đấy sẽ mở rộng hơn nữa do hạn chế nhập khẩu và tích cực nguồn giấy sẵn có trong nước,do vậy hướng tiếp tục mở dộng sản xuất sẽ là hướng phát triển trong thời gian tới. Ngoài việc mở rộng sản xuất các chủ sở sản xuất sẽ đầu tư mua công nghệ mới,như một số hộ lắp,nối cầu,cải tiến thiết bị để cho năng xuất cao hơn. Sự chuyển hướng của làng Phong Khê Bắc Ninh đã mang lại nhiêu lơi ích cho xã hội. Nó đã giải quyết được vẫn đề việc làm không chỉ cho người trong làng mà cho cả vùng lân cận.Nó còn mang lại nguồn thu nhập để nâng cao mức song người dân,xây dưng cơ sở hạ tầng trong xã. Sản xuất với nguyên liệu là giấy thải sẽ làm giảm lượng giác thải cần sử lý qua đó giảm chi phí sử lý giác. Mặt khác tái chế giấy làm tiết kiệm hoá năng lượng,nguyên liệu,nguyên khai cho sản xuất giấy. Ngoài ra khi lượng giấy nhập khẩu được thay thế bằng nguồn giấy trong nước sẽ tiết kiệm được ngoại tệ nhập khẩu giây.

3.Tình hình phát triển của làng nghề giấy Phong Khê :

Sản xuất giấy ở Phong Khê là nghề truyền thống, được khôi phục và phát triển mạnh từ năm 1994 trở lại đây. Trước đây, người dân Phong Khê làm giấy thủ công, chỉ làm giấy dó, chuyên sản xuất các loại giấy vàng mã. Khi nền kinh tế thị trường mở cửa, Phong Khê bắt đầu đưa máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất với nhiều mặt hàng,

làm bằng các loại phế liệu giấy, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay, toàn xã đã có 189 cơ sở(2012) với hơn 250 dây chuyền sản xuất, nhiều gia đình có đến 2, 3 dây chuyền sản xuất giấy. Đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng mạnh của làng nghề, huyện và xã đã hình thành cụm công nghiệp làng nghề gồm 65 cơ sở sản xuất, diện tích 12,6 ha.Ngoài cum công nghiệp trên ,hai thôn Dương Ổ và Đào Xá có số hộ sản xuất lớn nhất xã khoảng 100 hộ,chiếm 58,5%.Hai thôn còn lại là Châm Khê ,đặc biệt thôn Ngô Khê chỉ có một hộ sản xuất giấy.

Bảng 4.1.Thống kê các cơ sở sản xuất giấy công nghiệp trên địa bàn xã Phong Khê

STT Thôn Tổng số hộ Số hộ sản xuất Số lượng máy

1 Dương Ổ 847 68 93

2 Đào Xá 322 32 36

3 Châm Khê 620 8 10

4 Ngô Khê 162 1 1

5 Khu Công nghiệp 65* 65 70

Tổng 1951 174 210

Ghi chú:(*) các hộ sản xuất trong làng mở xưởng sản xuất trong khu công nghiệp

(Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2008)

Năm 2011, xã Phong Khê có 125 dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp có công suất từ 300 tấn/năm đến 2.000 tấn/năm. Sau khi khu công nghiệp làng nghề Phong Khê hình thành và đi vào hoạt động (cuối năm 2003), đã có 3 doanh nghiệp đầu tư xây dựng lắp đặt dây chuyền sản xuất có công suất 10.000 tấn/năm. Ngoài ra, còn 35 hộ duy trì sản xuất giấy theo phương pháp thủ công.Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nhiều tỷ đồng lắp đạt dây chuyền sản xuất hiện đại với công nghệ cao, đã sản xuất được các mặt hàng giấy học sinh, giấy in và nhiều loại giấy cao cấp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Sản lượng

giấy 2011 đạt 235000 tấn tương đương 1.410 tỷ đồng,tăng 35000 tấn so với năm 2010, sản lương giấy tháng đầu năm 2012 đạt 70000 tấn tương đương với 420 tỷ đồng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giấy Phong Khê cũng ngày một phát triển mạnh. Cụm công nghiệp Phong Khê đã tạo việc làm cho 3.500 lao động thường xuyên và 1.000 lao động thời vụ. Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng trưởng kinh tế thì sản xuất chưa ổn định, tổ chức quản lý còn yếu kém,sự phát triển thiếu quy hoạch tại một số làng nghề đã gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường tại làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Quá trình sản xuất giấy đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ sản xuất giấy tại Phong Khê. Điều này được thấy rõ trong bảng

Bảng 4.2 : thống kê doanh thu từ sản xuất giấy trong các năm qua của xã Phong Khê

Năm Sản lượng giấy(tấn) Tổng thu nhập về giấy(tỷ đồng)

2009 180000 990

2010 200000 1150

2011 235000 1410

6 tháng đầu 2012 70000 420

( nguồn : UBND xã Phong Khê,TP.Bắc Ninh,Tỉnh Bắc Ninh)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy sản lượng giấy đều tăng qua các năm chính vì vậy thu nhập về giấy cũng tăng theo.Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất giấy ở Phong Khê phát triển tương đối nhanh.

Phong Khê từng nổi danh là “công trường” giấy khi 189 cơ sở /70ha với hơn 250 dây chuyền sản xuất và gần 300 hộ làm dịch vụ gia công tái chế giấy, vận tải, cơ khí, sửa chữa máy móc, thiết bị, vật tư... phục vụ làng nghề. Vào lúc đỉnh điểm, lao động lên tới 10.000 người. Sản lượng giấy đạt từ 180 nghìn tấn đến 235 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, thời điểm này với giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, thiếu vốn, không ít DN, cơ sở sản xuất phải hoạt động cầm chừng.3 tháng cuối năm 2011 và 6 tháng đầu năm nay, sản phẩm của làng nghề làm ra khó tiêu thụ. DN nào có mối quan hệ tốt thì túc tắc bán được hàng còn lại hàng tồn chất đầy kho. Hầu hết các DN, cơ sở sản xuất giấy ở đây phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay ngân hàng. Lãi suất giảm là tín hiệu mừng, nhưng hiện nay số DN tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất ưu đãi lại không nhiều, do đó hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề vẫn chưa được cải thiện. Trong 6 tháng đầu năm 2012 sản lượng giấy của toàn xã đạt 70.000 tấn giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2011.

Nghề giấy phát triển kéo theo các dịch vụ khác cũng phát triển theo như buôn bán nguyên vật liệu,sửa chữa thay thế máy móc,vận chuyển,xén giấy,làm gia công giấy ăn….doanh thu đạt tới 80 tỷ đồng năm 2009

Tuy nhiên nộp vào ngân sách nhà nước vẫn tăng,vấn đề việc làm ở Phong Khê được giải quyết k1há tốt.Lao động trong xã đều có việc làm và thu nhập khá ổn đinh,mức lương từ 2,7 triêu đồng đến 3,4 triệu đồng/người/tháng.Đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao,tốc độ đô thị hóa tăng nhanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.Quy trình sản xuất giấy vàng mã, giấy ăn, giấy vệ sinh

Hình 4.1 :Quy trình sản xuất giấy vàng mã, giấy ăn và giấy vệ sinh

Giấy vụn các loại Lè đã phân loại - Lề đã phân loại Băng dán, ghim kim

- Nước loại, bụi,...

- Mùn cưa Bột giấy thô

- Điện Bụi

Bột giấy thô Tiếng ồn

Javen, lơ Giấy thất thoát

Phẩm màu Bột giấy mịn

Dầu thải, sơ dừa Mùi

đã nấu, Điện Nguyên liệu rơi vãi Bột giấy mịn Dung dịch bột giấy Nước pha thêm được pha loãng hơn

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh (Trang 28 - 33)