0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tính toán các công trình phụ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ CHO CÁC PHÒNG KHÁM TƯ NHÂN (Trang 63 -82 )

3.3.3.1. Đường kính ống dẫn nước trong hệ thống.

Ống dẫn nước thải bằng nhựa PVC, đường kính  = 2 (cm) Với: Vnước : vận tốc nước chảy trong ống (0,7 m/s – 1m/s).

Chọn Vnước = 0,7 (m/s)

3.3.3.2. Máy bơm chìm trong hệ thống:

- Lưu lượng bơm bằng: Q = Qh

max = 14,6 (l/h)

- công suất của máy bơm: N = (Q * p * g * H) / ( 1000 * n)

= (14,61 * 1000 * 9,81 * 0,7) / (3600 * 1000 * 0,86) = 0,032 kW = 32 (W/h) Trong đó:

g là gia tốc trọng trường : g = 9,81 m/s

p là trọng trường riêng của nước: p = 1000 kg/m3

n là hiệu suất của máy bơm, chọn n = 0,8 (thương là 0,72 đến 0,93). N là công suất lý thuyết của máy bơm (W).

3.3.4. Xây dựng bản vẽ hệ thống xử lý nước thải y tế phòng khám nhỏ công suất 5 - 100 lít/ngàyđê .

57 Dựa trên số liệu tính toán các thông số thiết kế của các công trình xử lý nước thải y tế phòng khám, tác giả dùng phần mềm uto Cad để xây dựng bản vẽ mô hình xử lý nước thải y tế phòng khám (được thể hiện ở phụ lục 1).

58

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Trên cơ sở lý thuyết và khảo sát thực tế tại một số phòng khám tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai, nước thải y tế đang là vấn đề nan giải cho các cấp, các ngành quản lý và là nỗi lo sợ của người dân v đây là nguồn có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh và có thể lây lan rất nhanh. Công tác quản lý và xử lý nguồn nước thải này hiện nay chưa hiệu quả.

Dựa vào kết quả phân tích chất lượng nước thải y tế tại các phòng khám điển h nh để tính toán, thiết kế hệ thống xử lý. Hệ thống có các đặc điểm sau:

+ Thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, phù hợp với mặt bằng sử dụng của các phòng khám tư nhân trên địa bàn thành phố.

+ Hệ thống có tính tự động cao, dễ vận hành.

+ Hệ thống đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT loại A.

KIẾN NGHỊ

Kiểm tra định kỳ đầu ra để đảm bảo chất lượng nước, tránh trường hợp vượt quy chuẩn cho phép.

Nghiên cứu, cải tiến công nghệ, thiết bị nhằm kết hợp các công nghệ xử lý, mang lại hiệu quả cao hơn nhưng vẫn đảm bảo về mặt kinh tế.

Nghiên cứu sâu hơn nhằm giải quyết vấn đề mùi phát tán từ bể xử lý sinh học. Trong giới hạn của đề tài chỉ đề cập đến vấn đề xử lý nước thải về mặt kỹ thuật để đề xuất hệ thống xử lý tốt nhất. Trên thực tế cần nghiên cứu kỹ hơn về điều kiện của từng phòng khám để có thể đưa ra hướng giải quyết tối ưu.

v

T I LIỆU T K O

1. Bản thảo theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước, 2008. ch n ốc gi ch t lư ng nước m t i ng n i t ư ng, 16/2008/QD-BTNMT, Hà Nội.

2. Cục y tế dự phòng và môi trường 2009. ch n ốc gi ch t lư ng nước n ống tế, 04/2009/TT-BYT, Hà Nội.

3. Trịnh Xuân Lai (1999). Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống c p nước sạch – NXB Khoa học và kỹ thuật.

4. Nguyễn Văn Phước (2007). Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học – NXB Xây dựng Hà Nội.

5. Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hồng Hải (2004). Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, NXB Khoa học và kỹ thuật.

6. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân (2010). Xử lý nước thải đ thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế các công trình – NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM

7. Hồ Lê Viên (2006). Tính toán, thiết kế các chi tiết thiết bị hóa ch t và dầu khí – NXB Khoa học kỹ thuật.

8. Trần Đức Hạ (2006). Xử lý nước thải đ thị - NXB Khoa Học và Kỹ Thuật. 9. Lương Đức Phẩm (2007), ng nghệ ử lý nước thải ằng iện pháp inh học,

NXB Giáo dục.

10.Lương Đức Phẩm (2009), ơ ở khoa học trong công nghệ bảo vệ m i t ư ng – Tập 2 – ơ ở vi sinh trong công nghệ bảo vệ m i t ư ng. NXB Giáo dục.

vi Phụ lục 1 – Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải y tế phòng khám nhỏ

Phụ lục 2 – Phiếu kết quả phân tích các thông số

vii

vi

vii tiêu Đơn vị M01 M02 M03 M04 M05 M06 M07 M08 pH - 8,1 7,9 6,5 6,8 6.5 7,3 7,5 7,8 BOD5 mg/l 242 225 91 69 131 239 236 295 COD mg/l 339 337 136 103 196 335 354 442 Nitrat mg/l 110 85 41 41 50 63 53 46 phosphate mg/l 29 17 10 9 11 11 10 11 Amoni mg/l 22 18 9 4 7 18 13 7 TSS mg/l 85 110 61 95 64 71 60 76 Tổng coliforms MPN/100 ml 18000 10200 5500 4900 4100 4300 3900 4500

viii

ix CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 28:2010/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ

National Technical Regulation on Health Care Wastewater

x QCVN 28:2010/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về nước thải y tế biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT- BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

xi

VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ

National Technical Regulation on Health Care Wastewater

1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số và các chất ô gây nhiễm trong nước thải y tế của các cơ sở khám, chữa bệnh.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thải nước thải y tế ra môi trường.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.3.1. Nước thải y tế là dung dịch thải từ cơ sở khám, chữa bệnh.

1.3.2. Nguồn tiếp nhận nước thải là các nguồn: nước mặt, vùng nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước, nơi mà nước thải y tế thải vào.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Nước thải y tế phải được xử lý và khử trùng trước khi thải ra môi trường.

2.2. Giá trị tối đa (Cmax) cho phép của các thông số và các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế khi thải ra nguồn tiếp nhận được tính như sau:

Cmax = C x K Trong đó:

C là giá trị của các thông số và các chất gây ô nhiễm, làm cơ sở để tính toán Cmax, quy định tại Bảng 1.

xii

Bảng 1 - Giá trị C của các thông số ô nhiễm

TT Thông số Đơn vị Giá trị C A B 1 pH - 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5 2 BOD5 (20oC) mg/l 30 50 3 COD mg/l 50 100 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100 5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,0 4,0 6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10 7 Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50 8 Phosphat (tính theo P) mg/l 6 10 9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20 10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0 12 Tổng coliforms MPN/ 100ml 3000 5000 13 Salmonella Vi khuẩn/ 100 ml KPH KPH

xiii 15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH Ghi chú: - KPH: Không phát hiện

- Thông số Tổng hoạt độ phóng xạ α và β chỉ áp dụng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh có sử dụng nguồn phóng xạ.

Trong Bảng 1:

- Cột A quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Cột B quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Nước thải y tế thải vào cống thải chung của khu dân cư áp dụng giá trị C quy định tại cột B. Trường hợp nước thải y tế thải vào hệ thống thu gom để dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải được khử trùng, các thông số và các chất gây ô nhiễm khác áp dụng theo quy định của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.

2.3. Giá trị của hệ số K

Bảng 2- Giá trị của hệ số K

Loại hình Quy mô Giá trị hệ

số K

Bệnh viện ≥ 300 giường 1,0

xiv

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:

- TCVN 6492:1999 (ISO 10523:1994) Chất lượng nước - Xác định pH;

- TCVN 6001 - 1:2008 Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;

- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD);

- TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh;

- TCVN 6637:2000 (ISO 10530:1992) Chất lượng nước - Xác định sunfua hòa tan - Phương pháp đo quang dùng metylen xanh;

- TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) Chất lượng nước - Xác định amoni Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;

- TCVN 6180:1996 (ISO 7890 – 3:1988) - Chất lượng nước - Xác định nitrat - Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic;

- TCVN 6494:1999 - Chất lượng nước - Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion;

- Phương pháp xác định tổng dầu mỡ động thực vật thực hiện theo US EPA Method 1664 Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleum hydrocarbons);

- TCVN 6053:1995 Chất lượng nước - Đo tổng hoạt độ phóng xạ anpha trong nước không mặn. Phương pháp nguồn dày;

- TCVN 6219:1995 Chất lượng nước - Đo tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước không mặn;

- TCVN 6187 - 1:2009 (ISO 9308 - 1:2000/Cor 1:2007) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định - Phần 1 - Phương pháp màng lọc;

xv - TCVN 4829:2001 Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung các phương pháp phát hiện Salmonella;

- SMEWW 9260: Phương pháp chuẩn 9260 - Phát hiện các vi khuẩn gây bệnh (9260 Detection of Pathogenic Bacteria, Standard methods for the Examination of Water and Wastewater) ;

3.2. Chấp nhận áp dụng các phương pháp xác định theo những tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn quốc gia. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định các thông số quy định trong Quy chuẩn này thì áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thải nước thải y tế ra môi trường phải tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.

4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.

4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong mục 3.1. của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ CHO CÁC PHÒNG KHÁM TƯ NHÂN (Trang 63 -82 )

×