I. THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH VAN ABS
4.2. Xây dựng sơ đồ thí nghiệm
Các giả thuyết khi xây dựng mô hình
Để xây dựng mô hình mô tả sự làm việc của hệ thống dẫn động phanh khí nén không quá phức tạp và tính toán đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo đƣợc tính chính, luận văn đã sử dụng một số giả thuyết sau:
- Nhiệt độ trong toàn hệ thống dẫn động phanh khí nén và trong suốt quá trình khảo sát đều bằng nhau và không đổi.
- Khi tính toán các phần tử có thể tích thay đổi (bầu phanh ), có thể bỏ qua hệ số ma sát giữa bầu phanh với thành bầu phanh, khối lƣợng của màng bầu phanh.
42
Sơ đồ thí nghiệm
Hình 4.1. Sơ đồ thí nghiệm
1. Nguồn cung cấp khí; 2. Bộ chấp hành van ABS; 3. Bầu phanh ; 4. Bộ điều khiển ; 5. Màn hình máy tính ; 6. Lò xo ; 7. Ty đẩy ; 8. Cảm biến áp suất
Vai trò các cụm chi tiết trong sơ đồ thí nghiệm
Máy nén khí là nguồn cung cấp khí nén cho mô hình, áp suất máy nén đạt lớn nhất 8 bar. Trong máy nén có van an toàn, khi hệ thống đạt giá trị áp suất tối đa, máy nén tự động ngắt, an toàn cho ngƣời sử dụng.
Bộ chấp hành ABS làm nhiệm vụ điều chỉnh áp suất không khí tới bầu phanh trong quá trình ABS hoạt động, khi van ABS không nhận lệnh từ ECU gửi về thì sẽ cho khí chảy qua hoàn toàn. Tùy vào lệnh ECU gửi về mà bộ chấp hành sẽ làm một trong hai nhiệm vụ sau:
- Thay đổi áp suất tới bầu phanh - Giữ áp suất không đổi
43
Hình 4.2. Van ABS lắp trên mô hình Hình 4.3. Sơ đồ mặt cắt của bộ chấp hành
Từ hình 4.2 và 4.3 ta nhận xét sau: Trong bộ chấp hành bao gồm một cổng vào nối với máy nén khí, một cổng ra nối với bầu phanh, một cổng xả khí ra ngoài khí trời. Ngoài ra, trong bộ chấp hành có hai van điện từ, một van giữ áp và một van xả áp. Về nguyên lý hoạt động thì cả hai van này đều sử dụng dòng điện để kích hoạt. Bên trong có các van màng dùng để đóng mở các khoang, tạo sự chuyển pha trong van ABS.
Bảng 4.1. Thông số kích thước của bộ chấp hành van ABS
Tên Thông số Đơn vị
Mã sản phẩm 4721950160
Dòng điện 1.65 A
Điện áp 24 V
Áp suất tối đa 13 Bar
Bầu phanh là nơi nhận khí từ bình khí qua bộ chấp hành đến bầu phanh. Trong bầu phanh có màng cao su kết hợp với vỏ bầu phanh tạo ra phần thể tích có dung tích thay đổi và phân chia bầu phanh thành 2 phần. Một phần nhận áp suất từ đƣờng ống dẫn khí vào tạo thành áp lực đẩy màng cao su, làm cho ty đẩy di chuyển về phí trƣớc, ép sát má phanh vào tang trống thực hiện quá trình phanh. Trong quá trình phanh, trên
44
cơ cấu phanh có lò xo hồi vị có xu hƣớng kéo má phanh trở về vị trí ban đầu, tạo thêm lực nhằm đẩy má phanh về vị trí ban đầu chống gây ra bó kẹt giữa tang trống và má phanh.
Hình 4.4. Bầu phanh lắp trên mô hình
Bộ điều khiển ECU: làm nhiệm vụ nhận tín hiệu từ cảm biến áp suất, xử lý tín hiệu và gửi tín hiệu điều khiển xuống mạch công suất điều khiển van ABS.
Quy trình thí nghiệm
Nguồn khí nén có nhiệm vụ cung cấp khí nén cho toàn hệ thống. Ở trạng thái tăng áp, bộ điều khiển ECU cấp tín hiệu điều khiển tới bộ chấp hành van ABS để mở van nạp và đóng van xả. Khi đó khí nén sẽ đi từ máy nén khí qua bộ chấp hành tới bầu phanh . Tại đây cảm biến áp suất bầu phanh sẽ thu thập tín hiệu tăng áp suất gửi về bộ điều khiển để phân tích và xử lý tín hiệu rồi truyền tín hiệu về máy tính để hiển thị.
45