an toàn. Nguy cơ tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh là rất lớn. Vì vậy IBS đang tìm cách khắc phục những điểm yếu trên và luôn bám sát 05 nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra: ổn định nguồn nhân lực; kiện toàn công tác điều hành; đào tạo và đào tạo lại nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên; củng cố lành mạnh hoá tài chính; hiện đại hoá tin học và quy trình kỹ thuật nghiệp vụ Công ty. So với các công ty chứng khoán khác trên thị trường thì IBS có vốn điều lệ là 55 tỷ đồng, đây là cơ sở tốt để thực hiện các nghiệp vụ đòi hỏi vốn lớn như bảo lãnh phát hành, tự doanh. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy chỉ có nghiệp vụ tự doanh và môi giới là hai nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cho IBS, trong khi các nghiệp vụ khác vẫn còn chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa sôi động và chưa đóng vai trò quyết định trong hiệu quả kinh doanh của công ty. Mặt khác các nghiệp vụ như môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư chứng khoán chưa thực sự hoạt động đúng theo tiềm năng của công ty. Trong quá trình hoạt động IBS còn một số vướng mắc về tư duy và tác phong của cán bộ nhân viên khi họ chưa kịp đổi mới với kinh doanh và do số cán bộ công ty còn quá ít (toàn công ty chỉ có 57 người) nên áp lực công việc quá lớn đối với người lao động. IBS có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, do vậy chưa tạo được những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư ở các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. IBS có điều kiện thuận lợi hơn các công ty chứng khoán khác khi mở rộng thêm các nghiệp vụ phụ trợ do có ưu thế của ngân hàng Công thương Việt Nam nhưng do thị trường vẫn còn quá nhỏ, quá ít nghiệp vụ khiến cho công ty không phát huy hết khả năng vốn có của mình.
2.4.1 Những thuận lợi và thời cơ của IBS.
Quá trình huy động vốn cho nền kinh tế thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình và trái phiếu công ty, cũng như việc phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần đòi hỏi phải có nhưng tổ chức kinh tế thực hiện việc phát hành, làm đại lý mua bán nhằm tạo tính thanh khoản cho các công cụ nợ này. Chính vì vậy, các công ty chứng khoán được coi là chủ thể chính trên TTCK Việt Nam. Các tổ chức kinh tế Việt Nam đã thành lập hay có dự định thành lập đều có những thuận lợi nhất định.
Các tổ chức này đều nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan, đặc biệt là Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước. Các văn bản pháp lý cơ bản đã được ban hành. Trong 2 năm hoạt động đầu tiên, các khoản thuế, phí, lệ phí hoạt động kinh doanh đều không phải nộp. Quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng gắn chặt quá trình cổ phần hoá với quá trình phát hành cổ phiếu ra công chúng thông qua các công ty chứng khoán. Nhà nước mở TTCK Bảng II tại Hà Nội dành cho các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Giao dịch trên TTCK tập trung được mở rộng dẫn đến quy mô và phương thức quốc tế như: khớp lệnh nhiều lần, mức ký quỹ giảm, biên độ dao động tăng... Cùng với tất cả điều đó, nền kinh tế Việt Nam bất chấp kinh tế thế giới suy giảm vẫn đang đà phát triển mạnh. Tổng sản phẩm quốc nội năm 2003 ước đạt 574 nghìn tỷ đồng, tăng 7,24% so với năm 2002. Với kết quả đó, Việt Nam đươc xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất (cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc). Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư được cải thiện. Cho đến nay, thu nhập tăng khoảng 10% so với 10 năm trước. Kinh tế phát triển, thị trường và giá cả ổn định tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi để TTCK phát triển.