SƠN
1. Giới thiệu chung về bãi rác Nam Sơn
Ngày 26 tháng 6 năm 1998 UBND thành phố ra quyết định số 2540/QĐUB phê duyệt dự án đầu tư xây dung khu chôn lấp, xử lý rác thải rắn đô thị Nam Sơn.
Theo thông báo số 2317/GTĐT ngày 29 tháng 9 năm 1998 của Sở Giao thông công chính Hà Nội đã giao cho Công ty môi trường đô thị Hà Nội kết hợp cùng sở lập dự án tổ chức vận chuyển rác thải từ nội thành đến bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội.
Bãi chôn lấp, xử lý rác Nam Sơn cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 55 km nằm ở huyện Sóc Sơn, . Dự án xây dựng bãi rác đựơc tiến hành trong hai giai đoạn.
Giai đoạn một bãi rác Nam Sơn được xây dựng trên diện tích 150 ha được đưa vào hoạt động tháng 5 năm 1999, tuy vậy tại thời điểm đó bãi rác hoạt động trong điều kiện chưa hoàn chỉnh, một phần rác vẫn được đưa đến để xử lý và một phần cơ sở hạ tầng lúc này vẫn đang được thi công và hoàn thiện.
Trong giai đoạn hai của dự án năm 2001 bãi rác Nam Sơn tiếp tục được đầu tư, nâng cấp và cải tạo.
--- 46
Đến nay, bãi rác đã có nhiều hạng mục mới được xây dựng và đi vào vận hành. Dự án mới đây nhất là dự án xây dựng khu xử lý nước rác thuộc khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn, dự án này được nghiệm thu và đi vào hoạt động ngày 10/10/2005
2. Quy trình xử lý rác thải tại bãi rác Nam Sơn
Quy trình xử lý rác thải được quy định theo quyết định số 295/GTCC ngày 24 tháng 2 của giám đốc Sở giao thông công chính Hà Nội.
Rác thải được đưa đến xử lý tại bãi rác Nam Sơn bao gồm tất cả các loại rác chung của Hà Nội ngoại trừ các loại rác thải nguy hiểm, rác có thành phần nguy hiểm nhưng tỷ lệ không đáng kể cũng có thể được xử lý tại đây nhưng phải được các cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nói chung rác thải được đưa đến bao gồm: rác thải sinh hoạt, rác thải đường phố, rác thải từ các chợ,trung tâm thương mại, rác thải xây dung, rác thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm, rác từ các đồ gia dụng hỏng, bùn lắng vét từ các hồ, cống rãnh, rác từ các nhà máy,xí nghiệp, cơ sở sản xuất không có nguồn gốc độc hại,…
Các loại rác thải có tính chất nguy hiểm không được chôn cùng với các loại rác nêu trên. Với các loại rác thải này phải có khu vực xử lý riêng.
Quy trình quản lý và vận hành xử lý bãi rác:
--- 47
Quy trình quản lý và xử lý rác thải tại bãi rác Nam Sơn phải trải qua các công đoạn sau (như hình 3):
Hình 3: Sơ đồ quy trình xử lý rác thải tại bãi rác Nam Sơn.
Vận chuyển rác thải vào bãi. - Đổ rác, san ủi, đầm nén.
- Sử dụng EM và Bokashi để thúc đẩy quá trình phân hủy. - Phun hoá chất diệt ruồi và muỗi.
- Tưới nước chống bụi.
- Phủ bãi: rác thải sau khi vận chuyển vào bãi phải được phủ đất. Việc phủ đất sẽ được thực hiện vào cuối ngày hoặc sau khi rác thải tạo thành lớp dày 2 - 2,2 m. Đất được trải đều trên bề mặt rác và được đầm nén thật kỹ.
- Đóng cục bộ bãi: rác thải đưa đến được đổ vào từng ô, mỗi ô vận hành trong một thời gian nhất định. Sau khi rác đổ vào mỗi ô đạt --- Đổ rác, san ủi, đầm nến Sử dụng EM và Bokashi Phun hóa chất diệt muỗi Rác thải Đóng bãi cục bộ Phủ bãi Tưới nước chống bụi Quản lý và xử lý nước rác 48
độ cao nhất định phải tiến hành đóng bãi theo đúng các quy định.Sau khi phủ bãi có thể trồng cỏ hoặc các loại cây khác lên trên, cuối cùng là khoan và lắp đặt hệ thống thu và quản lý khí ga.
- Quản lý, xử lý nước rác:
Việc thu gom và xử lý nước rác là rất quan trọng, nếu không làm tốt nguy cơ ô nhiễm đất và nước là rất lớn. Hệ thống thu gom và xử lý nước rác tại bãi rác phải tuân theo đúng theo thiết kế và phải hoạt động liên tục.
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG HOẠT ĐỘNG HIỆN NAY CỦA BÃI RÁC NAM SƠN
Cho đến thời điểm này bãi rác Nam Sơn đã đi vào hoạt động được gần 7 năm. Ngay từ khi ra đời bãi rác đã góp phần giảm bớt áp lực của rác thải, trong thời gian hoạt động bãi rác cũng đã đáp ứng tốt nhu cầu chứa và xử lý rác thải, nhất là trong điều kiện lượng rác phát sinh ngày càng lớn. Tuy vậy, trong thời gian gần đây trước xu thế phát triển mạnh mẽ của thủ đô Hà Nội cũng như sự bùng nổ về công nghệ, bãi rác Nam Sơn đã gặp phải một số vấn đề bất cập nhất định.
Trong khoảng 1 thập kỷ vừa qua, kinh tế nước ta đã đạt được những bước phát triển đáng kể, tốc độ phát triển trung bình là khoảng hơn 7%. Trên bình diện cả nước là như vậy nhưng nếu chỉ xét riêng Hà Nội sự phát triển còn đáng kể hơn, tốc độ phát triển trung bình của Hà Nội là hơn 10%/năm. Đời sống dân cư được nâng lên nhanh ---
chóng, rất nhiều ngành nghề được hình thành và phát triển, đặc biệt là các ngành dịch vụ. Song song với việc nhiều ngành nghề ra đời, một bộ phận lớn dân cư được cung cấp việc làm.
Tuy vậy, sự phát triển cũng mang lại những mặt trái. Việc xuất hiện nhiều ngành nghề cũng đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, đời sống dân cư được cải thiện vì vậy việc tiêu dùng đã tăng lên đáng kể. Điều này làm lượng rác phát sinh khá đáng kể. Thêm vào đó, do Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước nên có một bộ phận khá lớn người dân di cư đến Hà Nội. Điều này gây ra nhiều vấn đề bức xúc, trong đó việc tăng lượng phát thải làm ảnh hưởng tới môi trường luôn làm mọi người quan tâm.
Những mặt trái trên đã làm cho lượng rác thải rắn đô thị phát sinh hàng ngày không những tăng lên mà còn mang tính phân tán, gây khó khăn cho việc quản lý, thu gom và xử lý. Đây là vấn đề mà dễ nhận thấy nhất mà bãi rác Nam Sơn đang gặp phải. Hiện nay, đã có những dấu hiệu cho thấy sự quá tải của bãi rác Nam Sơn.
Qua nhiều năm hoạt động bãi rác Nam Sơn cũng đã có những ảnh hưởng không tốt tới môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường không khí và nước ngầm. Nhiều ngôi làng xung quanh bãi rác bị ảnh hưởng lớn do hít phải luồng không khí bị ô nhiễm từ bãi rác đưa về, nhất là vào tháng 2, 3 khi có gió đông nam một số hộ dân luôn phải dùng khẩu trang ngay cả khi ở trong nhà. Bãi rác cũng ảnh hưởng tới nước ngầm trong khu vực, tuy vậy do nhiều gia đình điều ---
kiện kinh tế còn khó khăn nên vẫn phải sử dụng nước giếng khơi. Điều này làm ảnh hướng không nhỏ tới sức khoẻ của người dân sống ở các khu vực xung quanh bãi rác Nam Sơn. Nhiều người dân đã mắc nhưng căn bệnh hiểm nghèo đặc biệt là ung thư, tuy chưa có sự kiểm tra và kết luận chính xác nhưng cũng có thể khẳng định bãi rác đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của các bộ phận dân cư sống gần khu vực bãi rác.
Hiện nay biện pháp xử lý rác thải chủ yếu ở bãi rác Nam Sơn là chôn lấp có chi phí không cao. Tuy vậy, trước nhưng vấn đề khó khăn đã kể trên hàng năm vẫn phải có những sự đầu tư không nhỏ cho bãi rác. Dự án mới đây nhất là dự án xây dựng khu xử lý nước rác thuộc khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn, dự án này được nghiệm thu và đi vào hoạt động ngày 10/10/2005 với số vốn đầu tư là 2 triệu đô la (khoảng gần 32 tỷ đồng).
Một nhược điểm cũng dễ nhận ra khi tính đến chi phí hoạt động của bãi rác Nam Sơn đó là khoảng cách từ bãi rác tới trung tâm Hà Nội là khá xa, khoảng 45 km. Điều này làm cho chi phí vận chuyển rác thải đến bãi rác là khá lớn, không chỉ tốn chi phí về phương tiện vận chuyển mà còn tốn cả chi phí nhân công. Như vậy có thể thấy hiện nay chi phí cho hoạt động của bãi rác đang là một vấn đề cần được xem xét.
Do hình thức xử lý là chôn lấp nên bãi rác Nam Sơn cần có một quỹ đất lớn, và trong điều kiện quá tải hiện tại bãi rác càng cần được ---
mở rộng. Từ đó làm ảnh hưởng tới quỹ đất cho phát triển. Đây là vấn đề chưa thực sự nổi cộm nhưng trong tương lai khi mà nền kinh tế nước ta ngày càng phát triền, sẽ có nhiều các công trình được xây dựng, mặt khác trong điều kiện dân số ngày càng tăng thì vấn đề này sẽ trở nên vô cùng bức xúc.
Một vấn đề khác mà hiện nay bãi rác Nam Sơn gặp phải đó là nguy cơ lỗi thời về công nghệ. Nếu như tại thời điểm xây dựng và đi vào hoạt động năm 1999, phương pháp thu gom và xử lý tại bãi rác là hợp lý trên nhiều phương diện cả về kỹ thuật cũng như vốn đầu tư thì ở thời điểm hiện tại sự hợp lý này đang cần được xem xét. Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong đó đáng kể là công nghệ sinh học, một số phương pháp xử lý rác thải mới đã ra đời, không chỉ cho phép xử lý có hiệu quả mà chi phí đầu tư và chi phí hoạt động cũng không cao. Tuy rằng những công nghệ mới chưa được nghiên cứu và triển khai phổ biến ở Việt Nam nhưng nó đang tạo ra một xu thế mới trên thế giới và chác chắn trong tương lai chúng ra cần phải xem xét lại tính hợp lý của bãi rác Nam Sơn và có những nghiên cứu kỹ lượng trong việc áp dụng các công nghệ mới ở Việt Nam.
Như chúng ta đều đã biết, ở Việt Nam cũng như trên thế giới người ta đang rất quan tâm đến một vấn đế đó là bài toán năng lượng. Con người đã và đang tạo ra và tiêu dùng năng lượng chủ yếu dựa vào thiên nhiên như thuỷ điện, gió và nhất là các nhiên liệu hoá thách. Tuy nhiên, trong một vài thập kỷ trở lại đây, trước sự phát triển bùng nổ ---
của kinh tế cũng như dân số, nhu cầu năng lượng của con người tăng nhanh và dường như là vô hạn. Điều này đã khiến cho các nguồn tài nguyên đứng trước nguy cơ cạn kiệt, từ đó giá của chúng cũng không ngừng tăng lên, đáng kể nhất là dầu khí.
Đứng trước thách thức như vậy con người đã không ngừng nghiên cứu và tìm kiếm những nguồn năng lượng mới. Một số nguồn năng lương mới đã được tìm ra như năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió,… và ở một số nước hiện nay rác cũng được coi là một nguồn năng lượng. Rác có thể đốt để sinh nhiệt năng và mới đây rác có thể tạo ra điện năng thông qua các hệ AD (như đã trình bày ở chương 1). Trên thế giới rác trở thành nhiên liệu để tạo ra điện năng đã không còn là xa vời, ngày càng có nhiều nghiên cứu và áp dụng thành công ở nhiều nước, đặc biệt là Châu Âu.
Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu và triển khai về vấn đề này. Như vậy cũng như tình hình chung trên cả nước, bãi rác Nam Sơn đang lãng phí một nguồn tài nguyên đó là rác thải.