• Biểu đồ % khu vực bị cháy tăng lên do cháy rừng, đến năm 2050, do mô hình của Spracken et al. (2009) tính toán.
• Mô hình này sử dụng tình huống lượng khí thải nhà kính tăng lên vừa phải và dẫn tới nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,6 độ C (3 độ F) vào năm 2050. (Ảnh: Loretta Mickley, Trường khoa học kỹ thuật và ứng dụng Harvard)
Cháy rừng và BĐKH
4. Úc:
Trung tâm Nghiên cứu cháy rừng của Úc, cho biết: “Biến đổi khí hậu, thời tiết và hạn hán đã làm thay đổi các vụ cháy rừng về trạng thái, mức độ dữ dội và độ dài”.
Nghiên cứu từ Cục Khí tượng của Úc
và Cơ quan khoa học Chính phủ Úc tiên đoán vào năm 2050 tại đông nam nước Úc, số ngày có các trận cháy rừng lớn sẽ tăng lên gấp đôi.
John Hepburn, một lãnh đạo của tổ chức Hòa Bình Xanh: “Khi biến đổi khí hậu tiếp tục với tốc độ này, nước Úc sẽ chịu thường xuyên hơn các đợt hạn hán, nhiệt độ tăng cao, cháy rừng thường xuyên và lớn hơn cũng như các trận lũ, cuồng phong mạnh hơn.
Bức tường lửa tại rừng quốc gia Bunyip cách thành phố Melbourne khoảng 125 km về phía tây. Ảnh: AP.
Ngày 7-2 vừa qua nước Úc đã xảy ra trận cháy rừng lớn nhất trong lịch sử đã làm thiệt mạng 171 người. (Trong quá khứ từng có “Ngày thứ tư tro tàn” năm 1983 với 75 người thiệt mạng . Có 71 người cũng bị thiêu chết trong "Thứ sáu đen tối" vào năm 1939 và vài chục vụ hỏa hoạn khác trong thời kỳ người da trắng bắt đầu khai phá Australia.)
Cháy rừng và BĐKH
Biến đổi khí hậu đã “tiếp sức” cho bức tường lửa khủng khiếp ở Labertouche, cách
Melbourne 90km - Ảnh: Reuters
• Cơ quan Khí tượng thủy văn Australia và tổ chức CSIRO trực thuộc chính phủ cho thấy, số ngày có điều kiện thời tiết khắc nghiệt như 7/2 có thể tăng gấp đôi vào năm 2050
• Tổ chức Greenpeace thì khẳng định những thảm họa giống như vụ cháy tại bang Victoria sẽ phổ biến hơn trong tương lai nếu tốc độ thay đổi khí hậu không giảm.