Bảng 2.2. Sửa đổi cấu hình phần cứng

Một phần của tài liệu Thử nghiệm, đánh giá và phát triển các giải pháp microchip cho giao thức zigbee luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 57 - 63)

JP2 Để dùng / không dùng LED D1(nhà sản xuất mặc định là cho dùng bởi vệt ngắn PCB)

JP3 Để dùng / không dùng LED D2(nhà sản xuất mặc định là cho dùng bởi vệt ngắn PCB)

JP4 Để đo lường kéo hiện tại của toàn bộ board (sản xuất được nối đường vệt PCB)

J2 Để kết nối / cắt kết nối trên board RS-232 bộ điều khiển đến PICmicro (RC6 và RC7 được nối bởi đường PCB lần lượt đến RX và TX )

2.8. Phát triển ứng dụng

Bộ PICDEM Z được cung cấp những tập tin nguồn đầy đủ cho Microchip Stack theo giao thức ZigBee. Tham khảo lưu ý ứng dụng Microchip AN965 (DS00965) để có thêm thông tin chi tiết. Microchip cam kết tiếp tục cải thiện và thêm những đặc tính mới vào phiên bản hiện tại của Microchip Stack.

Ta có thể truy cập web Microchip cho phiên bản mới nhất của tập tin mã nguồn Microchip Stack.

2.9. Tạo tập tin nguồn ứng dụng

Microchip Stack bao gồm những tập tin nguồn cho cả ứng dụng demo Coordinator và RFD. Có thể sửa đổi một trong những ứng dụng demo để thích hợp với những ứng dụng của ta hoặc dùng chúng như là một sự tham khảo để chúng ta tạo ứng dụng. Tham khảo lưu ý ứng dụng Microchip AN965 (DS00965) để được hướng dẫn chi tiết về việc làm thế nào để tạo ra các ứng dụng riêng.

2.9.1. Lập trình ứng dụng

Để phát triển ứng dụng, phải lập trình ứng dụng đó vào trong một trong các node PICDEM Z. Để thuận lợi dễ dàng nhận dạng node Coordinator và RFD, phần mềm được khuyến cáo là nên lập trình cho ứng dụng Coordinator và RFD cho vào riêng từng node. Tuy nhiên, node mà tất cả board mạch chủ PICDEM Z thì chính xác tương tự và có thể được lập trình để chạy ứng dụng Coordinator, RFD hoặc FFD.

Bộ PICDEM Z không bao gồm những công cụ cho việc giải phóng và lập trình lại cho vi xử lý. Để làm được điều này ta phải sử dụng một thiết bị lập trình thích hợp. Có thể sử dụng MPLAB ICD 2 Development Sytem, cung

cấp một bộ phát triển đầy đủ cho việc sửa lỗi và lập trình thiết bị. Board mạch chủ PICDEM Z chứa một modul kết nối để kết nối MPLAB ICD 2, PRO MATE và ngôn ngữ lập trình tương thích khác.

Sử dụng những tùy chọn cấu hình sau khi lập trình vi điều khiển:

1. HS-PLL (or HS) Oscillator Mode để phát triển yêu cầu ứng dụng 2. Watchdog Timer Disabled (những ứng dụng Demo dùng phần mềm được cho dùng Watchdog)

3. Low-Voltage Programming Disabled

4. Tất cả những tùy chọn khác sẽ được thay đổi cho mỗi yêu cầu

2.9.2. Phục hồi Demo Firmware

Ta có thể phục hồi lại ban đầu vi chương trình demo bằng cách lập trình lại và cấu hình lại cho node PICDEM Z. Ta có thể hoặc dùng tập tin hex của hãng hoặc xây dựng lại tập tin hex để lập trình vi chip điều khiển. Tập tin hex của hãng thì có sẵn trong đĩa CD phần mềm PICDEM Z.

Dùng tập tin DemoCoordApp.hex cho ứng dụng Demo Coordinator, và

DemoRFDApp.hex cho ứng dụng Demo RFD. Nếu muốn xây dựng lại vi chương trình Demo, tham khảo thêm tài liệu AN965(DS00965) để có thêm chi tiết cấu trúc. Vi chương trình demo được nhúng với tùy chọn cấu hình PICmicro cần thiết thích hợp cho phần cứng PICDEM Z. Ta cần phải truy nhập vào một thiết bi lập trình PICmicro thích hợp để lập trình vi chip điều khiển trên board.

Từ thông tin cấu hình như là node ID, thông tin liên kết và ràng buộc được lưu trữ trong bộ nhớ Flash trên chip, lập trình lại một vi chip điều khiển yêu cầu ta cấu hình lại cho mỗi node trước khi có thể giám sát chức năng ứng dụng demo. Một board mạch được lập trình mới sẽ tự động vào chế độ cấu hình.

Tham khảo đoạn 2.2 “Sửa đổi những cấu hình ứng dụng Demo” để biết chi tiết quy tắc cho việc cấu hình lạiứng dụng.

2.10. Kết luận

Bộ trình diễn PICDEM là một công cụ dùng để thử nghiệm các giải pháp Microchip cho giao thức Zigbee, giúp ta đánh giá các cấu hình hoạt động của mạng. Microchip còn hỗ trợ người sử dụng trong việc phát triển các ứng dụng cho thiết bị. Trong chương tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về trình phân tích Zena, một công cụ mạnh trong việc phân tích, đánh giá kết nối mạng nhằm phát triển các giải pháp kết nối chuẩn 802.15.4.

Chương 3. PHÁT TRIỂN CÁC GIẢI PHÁP MICROCHIP CHO GIAO THỨC ZIGBEE

3.1. Giới thiệu chương

Chương này giới thiệu trình phân tích mạng không dây ZENA và mô tả ngắn gọn khả năng của phần mềm. Trình phân tích miễn phí ZENA của Microchip cung cấp 3 công cụ chính để phát triển giải pháp kết nối chuẩn IEEE 802.15.4 một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trình phân tích ZENA cho phép sửa đổi một cách nhanh chóng để thích ứng các ứng dụng cho phù hợp với yêu cầu. Trình phân tích ZENA phân tích gói giao thức Zigbee v1.0 và MIWI. ZENA cũng cung cấp hỗ trợ phân tích mạng lưới, phân tích topo mạng và cho phép người sử dụng có thể quan sát, ghi lại giao dịch giữa các gói và xem lại ở những tốc độ khác nhau. Có thể nói những công cụ này kết hợp thành một công cụ mạnh mẽ trong việc phát triển chuẩn giao thức IEEE 802.15.4.

3.2. Tổng quan về trình phân tích ZENA™

Mạch phân tích mạng không dây ZENA được trình bày như hình 1.1 kết hợp với chip PIC18LF2550 cho đầy đủ tốc độ. Trình phân tích ZENA sử dụng cáp USB mini-B để kết nối tới PC và sử dụng một antenna để bắt gói gửi tới PC qua cổng USB

Bộ phân tích mạng không dây ZENA bao gồm:

− Phần mềm phân tích ZENA

− Cáp USB mini-B

− Đĩa CD-ROM

3.3. Cài đặt trình phân tích ZENA™

Giao diện chính:

Hình 3.2. Giao diện chính

Cài đặt phần mềm ZENA có thể tải về tại trang http://www.microchip.com

hoặc có trong đĩa CD-ROM đi kèm thiết bị.

3.4. Công cụ cấu hình Microchip Stack

Microchip cung cấp miễn phí Stack có sẵn như một phần của lưu ý ứng dụng, AN965, “Microchip Stack for the ZigbeeTM Protocol”. Lưu ý ứng dụng và mã nguồn có thể tải về tại trang web www.microchip.com . Sau khi xem xét các lưu ý ứng dụng và nghiên cứu các dự án, ta có thể sẵn sàng bắt đầu phân tích giao thức ứng dụng Zigbee. Trình phân tích ZENA sẽ hỗ trợ rất nhiều với cấu hình Microchip stack tạo ra một cách tự động một phần của mã nguồn cho giao thức ứng dụng Zigbee. Từ giao diện chính của ZENA chọn Zigbee™ Tools -> Stack Configuration. Giao diện cửa sổ ZENA™ Stack Configuration sẽ được hiển thị như Hình 3.3.

3.4.1. Xác định thông tin thiết bị giao thức Zigbee

Chọn bảng Zigbee Device:

Hình 3.3. Bảng Zigbee Device

Bảng 3.1. Lựa chọn cấu hình thiết bị giao thức Zigbee

Một phần của tài liệu Thử nghiệm, đánh giá và phát triển các giải pháp microchip cho giao thức zigbee luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 57 - 63)