Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng.). Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
Giá thành thực tế dịch vụ sản phẩm từng loại Giá thành kế hoạch Tỷ lệ chi phí = hoặc định mức x đơn vị sản phẩm từng loại Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm x 100
Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của tất cả sản phẩm 1.3.2.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được các sản phẩm phụ như các doanh nghiệp mía đường, bia. Để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm.
Tổng giá = Giá trị sản + Tổng chi phí - Giá trị sản - Giá tri sản
phẩm chính dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ thu hồi dở dang cuối kỳ 1.3.2.6.Phương pháp liên hợp
Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình đỏi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim. kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ với phương pháp tính cộng chi phí, phương pháp hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
1.3.2.7.Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng,kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng.Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.Việc tính giá thành này chỉ được tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành ,đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành,thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đó coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau.
1.3.2.8. Phương pháp tính giá thành phân bước
Thường áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp,sản phẩm sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến ,liên tục,đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn,còn đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng,phương pháp này được chia thành hai phương pháp cụ thể sau:
* Phương pháp tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm. Công thức tính
Z1= Dđk1 +C1- Dck1
Z2 = Dđk2 +Z1 + C2 – Dck2 ... Zht = Dđkn + Cn + Zn-1 - Dckn
Z1,Z2...Zht:Tổng giá thành của các giai đoạn 1,2....giai đoạn hoàn thành C1,C2...Cn:Tổng chi phí tập hợp ở các giai đoạn 1,2...n
Dđk1,Dđk2....Dđkn :Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ ở giai đoạn 1,2....n Dck1,Dck2....Dckn :Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ ở giai đoạn 1,2....n
* Phương pháp tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán không có bán thành phẩm.
Phương pháp này áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song.Theo phương án này ,kế toán không cần tính gía thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cáchtổng hợp chi phí nguyên,vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ.
1.4. Hình thức sổ kế toán.
Sổ kế toán dùng để ghi chép tập hợp chi phí sản xuất gồm hai hệ thống sổ.
- Sổ kế toán tổng hợp: được mở cho tài khoản tổng hợp, tuỳ theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng mà có các sổ kế toán khác nhau.
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ được mở để phản ánh chi tiết một đối tượng cụ thể. Mẫu sổ chi tiết tuỳ theo đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ của doanh nghiệp mà được mở và thiết kế cho phù hợp cho việc theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
Tuỳ theo mô hình doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất, yêu cầu quản lý mà kế toán có thể áp dụng một trong các hình thức sau:
Hình thức nhật ký chung Hình thức nhật ký sổ cái Hình thức nhật ký chứng từ Hình thức chứng từ ghi sổ
* Đối với hình thức nhật ký chung được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt
* Đối với hình thức Nhật ký Sổ cái được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.9: Sơ đồ trình tự ghi sổ hình thức nhật ký sổ cái
* Đối với hình thức Nhật ký chứng từ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ
Sổ cái Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký Sổ cái Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết
* Đối với hình thức Chứng từ ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.11: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
ghi hàng ngày
ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Việc lựa chọn các hình thức tổ chức sổ kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác kế toán. Lựa chọn đúng hình thức kế toán sẽ góp phần nâng cao chất lượng thông tin kế toán. trong điều kiện ứng dụng máy tính vào công tác kế toán. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp mà phần mềm kế toán được xây dựng và cài đặt hệ thống sổ kế toán tổng hợp tương ứng với hình thức kế toán doanh nghiệp phù hợp với chế độ sổ kế toán quy định.
PHẦN II Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY CP CUNG ỨNG DỊCH VỤ VÀ
THƯƠNG MẠI THĂNG LONG
1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI THĂNG LONG.
Công ty CP Cổ phần cung ứng dịch vụ và thương mại Thăng Long được thành lập ngày 30/03/2011 với các cổ đông sáng lập:
Ông Nguyễn Xuân Việt - Tổng giám đốc Bà Nguyễn Hương Linh - Cổ đông sáng lập Ông Hà Trọng Sang - Cổ đông sáng lập
Công ty có con dấu riêng, giấy phép kinh doanh số 0105228523 ngày 30/03/2011 do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và trụ sở chính tại phòng 302, tòa nhà 131, phố Bùi Thị Xuân, Phường Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Với gần 2 năm để hình thành và phát triển cho đến nay,Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ và thương mại Thăng Long đã có những bước đi cơ bản hoàn thiện. Đã phát triển ổn định hơn, tạo được công ăn việc làm cho số lượng công nhân viên tăng. Các gói thầu của Công ty chủ yếu là các công sở, cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, cầu đường. Hầu hết, phạm vi cung cấp đều hoàn thành và đem lại sự cân bằng trong những năm đầu. Sang đến năm thứ 2 thì bắt đầu có thu nhập khả quan hơn. Sự phát triển không ngừng lớn mạnh của Công ty hiện nay cho thấy sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ Ban lãnh đạo, Hội đồng quản trị và các cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực hoạt động của Công ty cũng ngày càng được mở rộng. Hiện nay công ty đang hoạt động trên các lĩnh vực sau:
- Lắp đặt hệ thống điện
- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép - Bán buôn đồ uống.
- Bán lẻ sách, báo, tạp chí vàn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. - Dịch vụ ăn uống khác.
- Sửa chữa thiết bị điện
- Dịch vụ ăn uống khác
chi tiết: hoạt động của các căng tin và hàng ăn tự phục vụ(ví dụ căng tin cơ quan, nhà máy, bệnh viện, trường học) trên cơ sở nhượng quyền
- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống lưu động (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường)
- Hoạt động của các cơ sở thể thao - Hoàn thiện công trình xây dựng - Sửa chữa máy móc thiết bị - Sửa chữa thiết bị liên lạc - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
- Buôn bán đồ dùng khác cho gia đình - Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan
- Photo chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác - Lắp đặt hệt thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
- Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường,tủ,bàn,ghế và đồ nội thất tương tự đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia dụng khác chưa được phân vào
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động công ty đã có quan hệ hợp tác với rất nhiều đối tác như : Tổng công ty vận tải Hà Nội
Học viện Bưu chính viễn thông Hà Nội Ban quản lý dự án công trình thủy lợi
Ủy ban nhân dân phường Thanh Xuân ...
Quá trình hình thành và phát triển công ty đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Khi mới thành lập công ty chỉ có 20 cán bộ công nhân viên vốn điều lệ là 3.600.000.000 đồng. Nhưng đến năm 2012 công ty có trên 150 cán bộ công nhân viên với vốn điều lệ lên tới 6.00.000.000 đồng cùng với rất nhiều các hợp đồng cung ứng dịch vụ và thương mại đã tiến hành thi công và bàn giao nhiều dịch vụ quan trọng với chất lượng cao, bàn giao đúng tiến độ trong hợp đồng, giá cả hợp lý nên đã tạo được uy tín đối với khách hàng trên thị trường. Do đó số các dịch vụ cung ứng thực hiện được và bàn giao trong năm không ngừng tăng thêm. Địa bàn hoạt động của Công ty cũng không ngừng mở rộng.
Bước vào giai đoạn nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, Công ty đã có nhiều đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị máy móc thi công và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao nhằm mục đích nâng cao chất lượng các dịch vụ, giữ vững uy tín và mở rộng phạm vi hoạt động của mình.
Để thấy rõ quá trình hoạt động đi lên của Công ty, ta xét một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty trong 2 năm trở lại đây (trích Báo cáo tài chính của Công ty)
Bảng số 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ và thương mại Thăng Long
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012
1 Tổng doanh thu Đồng 9.085.783.258 11.412.691.7
97
2 Lợi nhuận trước thuế Đồng 286.159.035 478.609.325
3 Số nộp ngân sách Đồng 135.062.890 235.075.358
4 Vốn kinh doanh Đồng 3.600.000.000 3.600.000.00
0
5 Lợi nhuận sau thuế Đồng 206.034.505 358.956.993
6 Số lao động Người 100 120
7 Thu nhập bình quân Đồng/người 2.300.000 2.800.000
Qua số liệu thống kê cho thấy:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có sự đi lên về mọi mặt: Giá trị sản lượng, doanh thu năm 2012 tăng 2.326.908.539 đồng so với năm 2011, lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng 152.922.488 đồng so với năm 2011 , thu nhập bình quân của Công nhân viên đều tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Như vậy theo đà phát triển Công ty đã đi khá đúng hướng và đầu tư một cách có hiệu quả vào các yếu tố con người, tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật, không ngừng nâng cao tầm nhìn để hội nhập kịp với tiến độ yêu cầu của xã hội. Từ đó tạo ra kết quả sản xuất ngày càng lớn, góp phần cùng xã hội xây dựng cơ sở vật chất cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho một phần lực lượng lao động nhàn rỗi của xã hội. Mức thu nhập bình quân hàng năm cũng tăng lên, đáp ứng phần nào đó về nhu cầu sinh hoạt của nhân viên trong công ty. Tạo nên sự phấn đấu và có trách nhiệm hơn trong công việc của đội ngũ lao động. Hàng năm, Công ty cũng đóng góp vào ngân sách Nhà nước các khoản thuế, góp phần tích cực vào quá trình phát triển chung của đất nước. Có sự đi lên đó là nhờ vào sự nỗ lực của
tất cả các thành viên trong Hội đồng quản trị và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI THĂNG LONG
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần cung ứng dịch vụ và thương mại Thăng Long
Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty:
- Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác
- Lắp đặt hệt thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
- Photo chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác - Hoàn thiện công trình xây dựng
- Giáo dục và đào tạo
- Hoạt động thể dục thể thao - Hoạt động vui chơi giải trí - Dịch vụ ăn uống
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần cung ứng dịch vụ và thương mại Thăng Long
Trong thời đại công nghệ bùng nổ, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nếu không bắt kịp xu thế đó sẽ lạc hậu và bị nền kinh tế đào thải. Nắm được quy luật đó, trong những năm qua Công ty đã không ngừng đầu tư, cải tạo thiết bị công nghệ, tái tạo sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và uy tín cho các sản phẩm của mình.
Để nâng cao thương hiệu, tiết kiệm chi phí, Công ty đã không ngừng đầu tư, cải tạo thiết bị máy móc nhằm đưa các công trình của Công ty đang thi công đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ, giá cả cạnh tranh,….
Mỗi công ty cung ứng dịch vụ đều có quy trình làm việc, khối lượng các yếu tố chi phí và vốn đầu tư khác nhau. Công tác thi công được tiến hành dựa trên cơ sở những tài liệu kỹ thuật cần thiết như bản thiết kế, bản vẽ thi công, quá trình quy phạm, định mức công trình. Do đó các Công ty khác nhau đều phải tổ chức các phương pháp thi công khác nhau sao cho hợp lý.
Sơ đồ 1.1: Quy trình cung cấp dịch vụ và thương mại của Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ và thương mại Thăng Long
Lưu trữ tài liệu liên quan
Lập bảng thanh toán và thanh toán dịch vụ
Trao đổi báo cáo kết quả thực hiện với khách hàng
Các công trình và hạng mục dịch vụ cung cấp, sau khi Công ty ký Hợp đồng kinh tế với bên A. Công ty trực tiếp chỉ công tác thực hiện và quản lý thông qua các bộ phận quản lý nghiệp vụ. Việc lập và cấp phát các tài liệu phụ thuộc vào nhu cầu sản