Xây dựng chiến lược cho cà phê Trung Nguyên trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Trung Nguyên. (Trang 31 - 36)

II. Một số giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển thương hiệu cà phê Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam.

2.3.Xây dựng chiến lược cho cà phê Trung Nguyên trong thời kỳ mới.

Trong phần định hướng phát triển em đã đưa ra suy nghĩ của mình về các định hướng cho các giải pháp cũng như các chiến lược để Trung Nguyên có thể tiếp tục củng cố và hoàn thiện thương hiệu của mình.

Trong phần viết này em sẽ tiến hành xây dựng những chiến lược theo định hướng mà em đã xác định ở trên. Bao gồm 3 chiến lược chính:

- Chiến lược Marketing liên kết ngược: liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với người trồng cà phê.

- Mở rộng thị trường ra các nước đang phát triển biệt đối với thị trường Trung Quốc.

- Chiến lược với mô hình Showroom.

2.3.1. Chiến lược Marketing liên kết ngược : liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với người trồng cà phê.

Chiến lược này được thực hiện sẽ là cơ sở đảm bảo cho Trung Nguyên có thể luôn luôn đứng vào thế chủ động trong khâu thu mua nguyên liệu đầu vào -

một trong những điều kiện hết sức quan trọng để có được sản phẩm với chất lượng cao.

Để thực hiện chiến lược này, Trung Nguyên có thể liên kết với hiệp hội trồng cà phê Việt Nam để thực hiện các công việc:

Tiến hành nghiên cứu các mẫu đất, khí hậu, điều kiện tự nhiên, cây giống để tìm khu vực địa lý nào của Việt Nam có thể phù hợp với giống cà phê mà doanh nghiệp cần.

Đầu tư cho người nông dân ở khu vực đó về vốn, cây giống, phân bón, máy móc thiết bị với hợp đồng trả sau khi thu hoạch. Đặc biệt, doanh nghiệp phải cử các chuyên gia giỏi về hướng dẫn cho người trồng cà trong các khâu: trồng, chăm sóc, hái lượm để đảm bảo cho những hạt cà phê có chất lượng cao nhất.

Bên cạnh đó, trong bản hợp đồng ký kết với người nông dân Trung Nguyên phải cam kết sẽ mua cà phê đúng với giá hiện hành trên thị trường (nếu với điều kiện cà phê ổn định) còn nếu như thị trường cà phê mất giá Trung Nguyên có thể cam kết bù đắp những phí tổn cho người nông dân. Điều này sẽ tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau giữa doanh nghiệp và người trồng cà phê.

2.3.2. Chiến lược mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc.

Ngày nay, thị trường cà phê chính của Trung Nguyên là Nhật Bản và Mỹ. Đây là 2 thị trường có mức thu nhập cao nhất thế giới, tuy nhiên đối với hai thị trường này cũng có những khó khăn nhất định. Đối với thị trường Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật Bản đã có thói quen sử dụng Trà Đạo, việc thưởng thức Trà Đạo đã trở một nét văn hoá của người dân Nhật Bản vì vậy khi thâm nhập vào Nhật Bản cà phê Trung Nguyên sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn chắc trở đó là phải thay đổi thói quen tiêu dùng đã tồn tại hàng nghìn năm qua. Còn đối với thị trường Mỹ, đây là thị trường rất lớn về cà phê tuy nhiên Mỹ là một trong những quốc gia lớn trong việc trồng và xuất khẩu cà phê. Việc vào thị trường Mỹ cũng là việc phải đối đầu với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh lớn trên thế giới. Cả hai thị trường đều có những khó khăn riêng. Vì thế em có định hướng cà phê Trung Nguyên nên tập trung vào thị trường của các nước đang phát triển

và đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Trung Quốc là một thị trường rộng lớn với số dân đông và trẻ khoảng 1,2 tỷ người, trong đó những người trong độ tuổi từ 18 đến 50 chiếm khoảng 70% (độ tuổi mà Trung Nguyên tập trung nhắm vào). Mặt khác, Trung Quốc là quốc gia phát triển với tốc độ "nóng" thường là trên 8% năm, và người tiêu dùng Trung Quốc có thể nói là rất năng động. Đây là cơ hội lớn cho cà phê Trung Nguyên nếu Trung Nguyên tập trung phát triển thị trường này.

Khách hàng mục tiêu của Trung Nguyên trong chiến lược này là những học sinh, sinh viên và những người lao động có thu nhập trung bình trên 1000 usb/năm. Đây là những đoạn thị trường có kỳ vọng lớn trong việc tiêu thụ cà phê.

Để thực hiện chiến lược này, Trung Nguyên cần tìm hiểu kỹ khu vực thị trường mình định sâm nhập, tìm kiếm địa điểm và áp dụng phương thức nhượng quyền kinh doanh để có những quán cà phê theo đúng phong cách Trung Nguyên.

2.3.3. Chiến lược với mô hình Showroom.

Phở 24 của An Nam Group là một trong những doanh nghiệp thực hiện rất thành công mô hình này. Theo mô hình này, quán cà phê của Trung Nguyên không chỉ là địa điểm để cho khách hàng đến thưởng thức cà phê mà nó còn là một nơi trưng bầy và giới thiệu chuyên biệt về cà phê như một hội trợ thu nhỏ. Khách hàng đến với Trung Nguyên bây giờ không chỉ để thưởng thức và thư giãn mà còn để thưởng thức những quy trình chế biến cà phê ngay tại chỗ, được hướng dẫn cách pha chế những ly cà phê ngon, thưởng thức và phân biệt những hương vị cà phê đặc trưng, xem xét các bộ vật phẩm và các dụng cụ pha chế, tư vấn ảnh tranh trí nội thất quán cà phê. Đây sẽ là nơi gặp gỡ của rất nhiều những người ưa thích và sành về cà phê.

Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này thì cần phải có một nguồn kinh phí khá lớn, phải kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các quán nhượng quyền và không phải bất cứ quán nào cũng có thể thực hiện được mô hình này.

Những quán có thể đảm bảo thực hiên tốt mô hình này là những quán có diện tích đủ lớn, không gian và địa điểm thuận tiện và quan trọng hơn nữa là về tính trung thực và độ tin cậy của chủ các quán nhượng quyền vì thực hiện mô hình này rất khó và nếu chủ quán là người không giữ chữ tín thì mô hình này rất khó thành công.

Cung cấp cho các quán những thiết bị rang say và chế biến thu nhỏ và hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị này. Đồng thời với nó là kiểm tra và đánh giá thường xuyên hoạt động của các quán. nếu mô hình này thành công thì đây sẽ là cơ sở tạo nên sự khác biệt lớn nữa của Trugn Nguyên so với đối thủ cạnh tranh

KẾT LUẬN

Thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã có những bước phát triển thần kỳ và nguyên nhân chính của sự phát triển này là do ngay từ đầu thành lập Trung Nguyên đã xác định cho mình một hướng đi, một phong cách mới lạ với những chiến lược dài hạn rất bài bản để phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chiến lược này đã lộ ra một vài sai sót và nguyên nhân gây ra các sai sót này bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp và cả những nguyên nhân khách quan từ môi trường mà doanh nghiệp khó có thể điều khiển được (cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, người tiêu dùng đã quá quen với thương hiệu Trung Nguyên dẫn đến truyền thông đạt hiệu quả không cao).

Ngày nay, trước xu thế hội nhập và Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào chiếc bánh thị trường khổng lồ (Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO) thì cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn, tuy nhiên đây cũng là cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam. Và trước xu thế hội nhập này, Trung Nguyên sẽ làm gì đây để xây dựng thương hiệu của mình ngày một rộng lớn hơn? Thật khó có thể biết. Tuy nhiên trong nội dung bài viết này em đã đưa ra ba chiến lược: chiến lược Marketing ngược; chiến lược mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc và chiến lược sử dụng mô hình Showroom. Và em hi vọng rằng những chiến lược này sẽ phần nào đó giúp Trung Nguyên có thể giữ vững và phát triển thương hiệu của mình trong xu thế hội nhập ngày nay.

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Trung Nguyên. (Trang 31 - 36)