Chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đã góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thưc hiện chính sách tín dụng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 82)

hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội

Sau hơn 20 năm đổi mới, chính sách tín dụng này đã được đổi mới về cả cơ chế quản lý, cơ chế vận hành, phát huy được những mặt tích cực trong việc huy động các nguồn vốn, tập trung cho vay ưu đãi có chọn lọc các chương trình kinh tế, xã hội trọng điểm, các đối tượng chính sách, sinh viên nghèo, góp phần làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chủ đạo trong nền kinh tế, giải quyết những khó khăn bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội. Mặt khác tín dụng ưu đãi và tín dụng chính sách của Nhà nước đã cùng với tín dụng thương mại của các tổ chức tín dụng tạo thành một hệ thống các hoạt động tín dụng tổng thể, đáp ứng nhu cầu vốn, kể cả vốn ngắn hạn và trung dài hạn cho mọi thành phần kinh tế.

Đối với tín dụng đầu tư ưu đãi trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Bước đổi mới cơ bản của chính sách tín dụng này là chuyển từ hình thức cấp phát sang hình thức tín dụng ngân hàng, tạo cho các công cụ đòn bẩy tín dụng như: Lãi suất, thời hạn vay trảm thế chấp, bảo lãnh,… phát huy tác dụng làm cho nguồn vốn từ NSNN được bảo tồn và có hiệu quả.

Trong hoạt động quản lý chi NSNN chi đầu tư xây dựng cơ bản có một vai trò đặc biệt quan trọng, đó được coi là đòn bẩy có tác động trực tiếp tới mức tăng trưởng GDP và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc chi đầu tư xây dựng cơ bản luôn được Nhà nước quan tâm chỉ đạo

và giám sát chặt chẽ. Trong những năm vừa qua, việc chi NSNN về lĩnh vực xây dựng cơ bản đã đạt được nhiều kết quả, mang lại lợi ích cho đất nước. Nhiều công trình phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, các trường học, bệnh viện được xây dựng và đưa vào sử dụng góp phần nâng cao đời sống nhân dân, nhiều dự án quan trọng từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, tạo thêm năng lực mới cho nền kinh tế.

Bảng 2.4 Quyết toán chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2005 - 2009

(Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng chi 262.697 308.058 399.402 494.600 584.695 Trong đó: Chi XDCB 72.842 81.078 107.440 124.664 171.631 Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy rằng, từ năm 2005 đến 2009, mức chi cho đầu tư XDCB đều có sự gia tăng qua các năm.

Năm 2010 nước ta dự toán chi 125.500 tỷ đồng cho đầu tư phát triển, trong đó chủ yếu là chi cho đầu tư xây dựng phát triển, kết quả thực hiện (bao gồm cả vốn dự kiến bổ sung từ nguồn vượt thu NSNN năm 2010) đạt 172.710 tỷ đồng, tăng 37,6% so với dự toán, bằng 96% mức thực hiện năm 2009, chiếm 25,7% tổng chi NSNN và bằng 8,7% GDP. Số vượt chi so với dự toán được sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước đã bố trí đầu năm và một phần nguồn vượt thu NSNN so với dự toán năm 2010 (chủ yếu là nguồn vượt thu tiền sử dụng đất so với dự toán của các địa phương theo chế độ quy định); được tập trung sử dụng cho các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2010 - 2011, các dự án đầu tư nâng cấp công trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ tác hại thiên tai…

Trong năm 2011 nước ta dự toán ngân sách chi đầu tư phát triển là 152.000 tỷ đồng trong đó có 145.290 tỷ đồng là chi cho xây dựng cơ bản. Ước thực hiện cả năm, trên cơ sở dự toán đầu năm, cộng thêm vốn dự kiến bổ sung từ nguồn dự phòng và nguồn vượt thu ngân sách nhà nước, đạt 175.000 tỷ đồng, tăng 15,1% so với dự toán, tăng 9% so với thực hiện năm 2010, bằng 22% tổng chi NSNN.

Mỗi năm, đều có rất nhiều dự án xây dựng trọng điểm được Quốc hội phê duyệt và tiến hành thi công. Nhiều dự án quan trọng từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, ước tính cả nước có trên 1.500 km đường giao thông các loại, trên 1.000 km kênh mương được xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo hoàn thành; năng lực tưới tăng thêm 200 nghìn ha; hàng nghìn phòng học, nhà bán trú được xây mới; các dự án phục vụ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, cầu Cần Thơ, cầu Hàm Luông, cầu Thanh Trì, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, sân bay Cần Thơ… đã hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Đối với tín dụng ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Chính sách tín dụng này dành cho các đối tượng ưu đãi, chính sách là một trong những giải pháp quan trọng của Nhà nước để thực hiện mục tiêu ổn định phát triển kinh tế, xã hội. Phát triển và từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ cấp bách mà Đảng và Nhà nước đã xác định trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tín dụng chính sách của Nhà nước chủ yếu tập trung hỗ trợ các chương trình kinh tế trọng điểm, các ngành nghề như sản xuất lương thực và thực phẩm thiết yếu, sản xuất hàng xuất khẩu quan trọng, đóng mới tàu thuyền, đánh bắt hải sản, hỗ trợ cho vay ưu đãi các vùng dân cư nghèo đói, cho vay khắc phục thiên tai lớn trên diện rộng,…

Chính sách tín dụng ưu đãi cho học tập được triển khai cách đây hơn 10 năm theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 2-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ tín dụng đào tạo. Sau 5 năm triển khai, đến hết năm 2002, Quỹ tín dụng đào tạo đã huy động được 165,5 tỉ đồng. Doanh số thu nợ từ đầu chương trình đến ngày 31-12-2002 đạt 15,7 tỉ đồng, trong đó có 7.739 sinh viên đã trả hết nợ, chiếm tỷ trọng 16% tổng số sinh viên được vay vốn. Tổng dư nợ của Quỹ tín dụng đào tạo đến hết năm 2002 là 73,24 tỉ đồng.

Để hoàn thiện hơn chính sách này từ đầu năm 2003 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam được thành lập, chính sách cho vay vốn học tập đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ Ngân hàng Công thương Việt Nam được chuyển giao cho Ngân hàng chính sách xã hội đảm nhận.

Sau hơn 3 năm triển khai “Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên” theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ, đến cuối năm 2010 Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện cho vay trên 17.400 tỉ đồng. Trong chương trình tín dụng học kỳ I năm học 2010 - 2011 Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước cho Ngân hàng chính sách xã hội vay 5.600 tỉ đồng để đáp ứng nhu cầu vay của học sinh, sinh viên. Tính đến đầu năm 2011 đã có trên 2 triệu học sinh, sinh viên của gần 1,8 triệu hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay trên 24.000 tỉ đồng theo “Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên”. Ước tính có khoảng 28% - 30% tổng số học sinh, sinh viên trong toàn quốc được vay vốn tín dụng học tập. Với dư nợ hiện nay trên 24.000 tỉ đồng, lãi suất cho vay 6%/năm, tính bình quân lãi suất đầu vào nguồn vốn khoảng 10%/năm, chênh lệch 4%/năm, thì mỗi năm lãi suất chênh lệch mà ngân sách cấp bù lên tới khoảng 1.000 tỉ đồng. Chính sách này cũng mở rộng sang cho các trường đại học, cao đẳng,...vay vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, nhất là xây dựng ký túc xá cho sinh viên nếu các cơ sở đào tạo đó có nhu cầu.

Kết hợp giữa vốn tín dụng của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, với vốn đầu tư của ngân sách địa phương, nguồn kinh phí của nhà trường, của doanh nghiệp, vốn ODA hay vốn tín dụng quốc tế khác. Đây cũng là hoạt động tín dụng có quy mô lớn đứng hàng thứ hai sau tín dụng đối với hộ nghèo trong số các chương trình cho vay đối tượng chính sách do Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam thực hiện. Chương trình này cũng được đánh giá là thành công nhất về tín dụng học tập trên thế giới.

2.1.4. Phát triển và ngày càng hoàn thiện hệ thống tổ chức Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng

Công cuộc đổi mới toàn bộ cơ chế tổ chức và hoạt động ngân hàng được bắt đầu từ việc đổi mới mô hình tổ chức hệ thống ngân hàng, chuyển từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp. Pháp lệnh Ngân hàng tháng 5/1990 của Thủ tướng chính phủ chỉ rõ việc thiết lập hệ thống ngân hàng hai cấp: Một là, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương. Hai là, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật. Sự hình thành rõ rệt hai hệ thống đó đã đưa đến sự phân định vai trò, trách nhiệm của mỗi hệ thống đối với chính sách tiền tệ, tín dụng. Đó là, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, còn các tổ chức tín dụng có nhiệm vụ triển khai thực hiện các định hướng, nội dung để đạt được mục tiêu của nó.

Như vậy, điều kiện cần để xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp là khả năng nghiên cứu và hoạch định của Ngân hàng Nhà nước, còn điều kiện đủ để khai thác thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng là hệ thống các tổ chức tín dụng. Thời gian qua, hệ thống các tổ chức tín dụng trong cả nước được hình thành và phát triển nhanh theo hướng:

- Đa dạng hóa về loại hình (ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển, công ty tài chính, quỹ tín dụng,...)

- Đa dạng hóa về sở hữu (nhà nước, cổ phần, hỗn hợp nhà nước và các thành phần kinh tế khác,…).

- Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường tiền tệ, tín dụng ở Việt Nam (ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty cho thuê tài chính,…).

- Phát triển rộng khắp chi nhánh của các tổ chức tín dụng trong toàn quốc; phân cấp việc kinh doanh của các chi nhánh để nhằm mở rộng việc huy động vốn và cung ứng tín dụng cho nền kinh tế.

Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam bao gồm ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và các tổ chức tín dụng khác. Tại 6/2011 tổng số chi nhánh phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng lên tới 9.665, bình quân 8.898 người dân/chi nhánh, phòng giao dịch. Tổ chức tín dụng ngân hàng bao gồm 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, 35 Ngân hàng thương mại cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, và 54 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. 99 tổ chức chiếm đến 80% thị phần huy động và cho vay chủ yếu và đóng vai trò chính cho việc huy động và phân bổ vốn cho nền kinh tế. Ngoài các nghiệp vụ chủ yếu như nhận tiền gửi, tín dụng, thanh toán và chuyển tiền, các tổ chức trên còn cung cấp các dịch vụ đa dạng hóa các hoạt động tài chính như: Bảo lãnh, bảo hiểm, hợp đồng phái sinh, hoặc các hoạt động đầu tư, quản lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm 30 công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, 01 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và 915 Quỹ tín dụng cơ sở. Các tổ chức trên được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi

của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng và tiền gửi của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Là loại hình mới, hiện có 02 tổ chức tài chính vi mô mới đi vào hoạt động, chủ yếu cung cấp các khoản vay rất nhỏ nhằm mục đích giúp các hộ gia đình nghèo mở rộng sản xuất, kinh doanh, kèm theo đó là các dịch vụ ngân hàng như tiết kiệm và bảo hiểm. Các khoản vay này thường không cần tài sản thế chấp. Theo báo cáo của NHNN (31/12/2011), tổng tài sản các tổ chức tín dụng năm 2011 đạt 4.897.774 tỷ đồng, tăng 17,64% so với 2010, tương đương 192,86% GDP; dư nợ tín dụng đạt 2.484.780 tỷ đồng, tương đương 97,86% GDP. 2.2. Những hạn chế của việc thực hiện chính sách tín dụng ở Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện chính sách tín dụng ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Những vướng mắc và tồn đọng không chỉ thể hiện trong định hướng và nội dung của chính sách tín dụng , mà cả trong quá trình tổ chức điều hành các hoạt động tín dụng, tập trung ở một số vấn đề chủ yếu sau:

2.2.1. Việc cung ứng tín dụng chưa phù hợp với mức tăng trưởng của nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc cơ bản của việc cung ứng tiền tín dụng là phải phù hợp với mức tăng trưởng của nền kinh tế và trên cơ sở nhu cầu tín dụng cho đầu tư. Đồng thời nó phải đảm bảo trong tổng khối lượng tiền được cho phép cung ứng thêm vào lưu thông theo yêu cầu của chính sách tiền tệ. Gọi là nguyên tắc cung ứng tiền tín dụng bởi vì tiền được cung ứng qua các kênh tín dụng, tiền cho vay ra phải được thu hồi về. Đó là kênh Ngân hàng Nhà nước cho các tổ chức tín dụng vay tiền (Borrow base)

thông qua tái cấp vốn (nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu), cho vay theo chỉ định của Chính phủ và kênh NHNN cho vay ngân sách. Đây là chính sách tín dụng vĩ mô của NHNN đối với các tổ chức tín dụng để điều tiết khối lượng tiền trong nền kinh tế. Nó là một công cụ của chính sách tiền tệ. Chỉ cần một thay đổi nhỏ về chính sách tái cấp vốn thông qua điều chỉnh lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu của NHNN đối với tổ chức tín dụng, cũng có thể tác động rất lớn đến khối lượng tiền tệ và tín dụng cung ứng cho nền kinh tế. Do đó khối lượng tín dụng cung ứng thêm hàng năm phải được xác định một cách khách quan theo yêu cầu của nền kinh tế.

Việc ấn định khối lượng tiền cung ứng cho nhu cầu bù đắp thiếu hụt nguồn chi NSNN tạm thời và thực hiện tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng, thực hiện cho vay theo chỉ định của Chính phủ chưa phù hợp với nhu cầu khách quan của nền kinh tế. Tổng số tiền tạm ứng cho thiếu hụt NSNN và cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với số tiền được phép cung ứng thêm hàng năm. Nếu nhu cầu bù đắp thiếu hụt của ngân sách nhà nước càng lớn thì số tín dụng cấp cho nền kinh tế phải giảm đi tương ứng. Tuy nhiên, trên thực tế trong nhiều năm qua, lượng tiền cho NSNN vay có chiều hướng tăng lên, lượng tín dụng cấp cho nền kinh tế thông qua các khoản tái cấp vốn (cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố) đối với

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thưc hiện chính sách tín dụng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)