Giải pháp sector kéo dài

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao dung lượng trong hệ thống thông tin di động thế hệ 3 – (Trang 32 - 35)

Hiện nay, tại các thành phố lớn, thị trấn/thị xã và các khu công nghiệp – nơi có số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ 3G cao, xuất hiện nhiều vùng lõm nằm xen kẽ giữa các trạm có số lượng thuê bao 3G cao (ngoài các vùng lõm, vùng sóng yếu do chưa có trạm 3G hay do cách xa các trạm 3G hiện có hoặc nằm trong các nhà xưởng bị che chắn) do đặc tính bán kính cell auto-dynamic của hệ thống 3G tự động giảm khi thuê bao 3G tăng.

Nguyễn Bá Phi – KTTT2 Trang 33 Hình 2.2. Sơ đồ kết nối Node B phân tán 3900 của Huawei

Để tăng vùng phủ sóng cho các vùng xen kẽ này ta thực hiện giải pháp kéo dài sector từ 1 trạm lân cận nào đó để phủ sóng bổ sung cho vùng lõm. Với thiết bị 3G sử dụng hệ thống Node B phân tán (distributed NodeB), cho phép RRU (Remote radio unit) của các Node B phân tán kéo dài ra xa khỏi phần BBU (Baseband Unit) của tram lên tới vài chục km bằng cách kéo dài sợi quang CPRI (Common Protocol Radio Interface). Khoảng cách kéo dài cho phép giũa RRU và Baseband phụ thuộc vào module SFP sử dụng tại 2 đầu RRU và Baseband (Module trên Card WBBP trên NodeB). Với module như hiện tại sử dụng loại eSFP: 850nm/multimode và sợi quang đa mode để kết nối cho giao diện CPRI giữa phần baseband (NodeB) và RRU/Antenna của các thiết bị NodeB Huawei trên mạng Vinaphone, cho phép kéo dài RRU ra xa trạm gốc được 500m. Để tăng khoảng cách kéo dài giữa phần Baseband (NodeB) và RRU & antenna có thể sử dụng các eSFP module với sợi quang đơn mode tại các bước sóng 1310nm hay 1550nm lên tới hàng chục km.

Nguyễn Bá Phi – KTTT2 Trang 34 RRU (Remote radio unit) và anten của trạm 1 – khu vực 1 (zone I) được kéo dài, lắp đặt để phủ sóng xen kẽ bổ sung vùng lõm (zone II) giữa vùng zone III và zone I. Với tính năng, licence thiết bị node B của nhà cung cấp Huawei cho phép:

- Mỗi NodeB cấu hình được tối đa 6-sector (6x4 = 24 cells) và do đó cho phép

từ 1 trạm 3G gốc mở rộng /kéo dài tối đa được thêm 3RRU tạo nên 3 vùng phủ sóng bổ sung mới với mỗi vùng tương đương 1 sector Mỗi sector kéo dài tạo ra các cell mới, khai báo được tối đa 3 cell/sector.

- Khoảng cách kéo dài phụ thuộc vào module eSFP được sử dụng tại RRU và

BBU (Baseband Unit). Với eSFP sử dụng CPRI (Common Protocol Radio Interface) đa mode bước sóng 850nm cho phép kéo dài tối đa 0,5km. Sử dụng eSFP với công suất lớn hơn và sợi quang đơn mode cho phép khoảng cách kéo dài lên tới hàng chục km.

- Anten sử dụng để phủ sóng bổ sung: có thể sử dụng anten định hướng hoặc

omi anten tùy thuộc vào vùng cần phủ sóng bổ sung.

Ƣu điểm và nhƣợc điểm của phƣơng án kéo dài sector:

- Ưu điểm:

+ Cơ động, dễ dàng triển khai có lắp đặt vào những vị trí phủ sóng bổ sung

mong muốn. Các RRU/anten kéo dài chỉ cần để gá hoặc treo trên các nóc nhà hay các cột nhỏ tại các khu vực cần bổ sung vùng phủ sóng.

+ Không cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng như cột, nhà trạm, điều hòa… để

đặt trạm và các thiết bị đi kèm. Nên có thể sử dụng anten ngụy trang để triển khai tại các điểm đen khi không thỏa thuận được vị trí lắp đặt với dân chúng.

+ Về mặt kinh tế: Chi phí triển khai với cấu hình tương đương với một

trạm mới 03 sector thấp hơn rất nhiều khi lắp đặt 1 trạm gốc cấu hình tương tự (do chi phí mua thêm 3RRU + chi phí thuê vị trí lắp đặt 1RRU và anten/tháng < chi phí mua 1 trạm mới + chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho 1 trạm mới + chi phí thuê CSHT/tháng).

Nguyễn Bá Phi – KTTT2 Trang 35

+ Đối với khu vực khép kín trong các nhà xưởng của các khu công nghiệp

thì chi phí triển khai sector kéo dài tiết kiệm kinh tế cũng như thời gian triển khai hơn rất nhiều so với việc lắp đặt hệ thống inbulding. Các khu công nghiệp (KCN) hiện đang triển khai sector kéo dài: KCN Sam Sung Bắc Ninh, KCN Foxconn Bắc Ninh, KCN Sam Sung Thái Nguyên…

- Nhược điểm: Phải trang bị thêm các khối nguồn 48V DC độc lập cho các

RRU.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao dung lượng trong hệ thống thông tin di động thế hệ 3 – (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)