ngang giá lãi suất (2000 -2007)
Kể từ năm 2000 đến năm 2007 thì lãi suất của đồng Việt Nam bao giờ cũng cao hơn đồng USD theo bảng như sau:
Nguồn dữ liệu từ ngân hàng ANZ
Lãi suất tính theo %/năm, trong đó:
+ Lãi suất đồng USD là SIBOR, trong thực tế sẽ được cộng với biên độ từ 0,9% đến 1,15%.
+ Lãi suất đồng Việt Nam USD là VNIBOR, trong thực tế sẽ cộng với biên độ từ 1,7% đến 2,20%.
Ngày Lãi suất đồng
USD Lãi suất đồng Việt Nam
31/12/2001 1,9867 7,2700 31/12/2002 1,3875 7,8300 31/12/2003 1,2250 7,4500 31/12/2004 2,7863 7,8400 31/12/2005 4,7000 8,2700 31/12/2006 5,3750 8,8000
Trong 6 tháng đầu năm 2007, với vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp tiếp tục chảy vào Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào khoảng 7 tỷ USD (tương đương 112.700 tỷ đồng Việt Nam). Do áp lực của việc kiểm soát lạm phát, mà Nhà nước đã ngưng việc mua USD, (giảm kênh cung tiền) cùng với các biện pháp khác nhằm chống cơn sốt giá.
Nếu lạm phát trong vòng kiểm soát và Nhà nước vẫn cam kết thực thi chính sách tỷ giá “cố định-có điều chỉnh” với mục tiêu là đồng Việt Nam sẽ mất giá trong khoảng 1% năm so với đồng USD như nhiều quan chức Chính phủ đã tuyên bố, trong khi dòng ngoại tệ vẫn tiếp tục chảy vào thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhìn dưới góc độ lý thuyết Ngang giá lãi suất.
Đồng Việt Nam lên giá so với đồng USD nhìn từ ngang giá lãi suất (2000 -2007) ngang giá lãi suất (2000 -2007)
Trong khi trên thị trường tiền tệ thế giới đồng USD có xu hướng mất giá so với các đồng tiền khác, lãi suất đồng USD đang có xu hướng giảm thì lãi suất của đồng Việt Nam vẫn đang ở mức cao nên các nhà đầu tư nước ngoài đã tranh thủ đầu tư vào Việt Nam qua nhiều kênh, đặc biệt là kênh đầu tư gián tiếp và hệ quả của nó là: đồng USD tiếp tục mất giá so với đồng nội tệ, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục hưởng lợi từ việc tận dụng được chênh lệch lãi suất.
Lãi suất huy động tiền gởi định kỳ 6 tháng của đồng Việt Nam là 8,88%/năm, trong khi lãi tiền vay kỳ hạn 6 tháng USD của HSBC hàng 24/10/2007 là 5,728%/năm. Như vậy mức chênh lệch là 3,15% năm. Một tỷ lệ đáng kể trong khi Nhà nước vẫn duy trì chính sách tỷ giá “tiền đồng mất giá 1% năm” và không loại trừ “khả năng sẽ duy trì một đồng nội tệ tăng giá nhẹ. Như vậy nếu lấy mức chênh lệch lãi suất 3,15% trừ đi 1% mất giá của đồng Việt Nam, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn còn 2,152%/năm. Nếu đồng nội tệ “tăng giá nhẹ” có nghĩa là không bị mất giá 1% so với USD thì nhà đầu tư nước ngoài càng có lợi hơn. Do vậy mà vay đồng ngoại tệ và đặt cọc đồng Việt Nam ở ngân hàng đang là mốt của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào thời điểm đó. Tham khảo: http://www.saga.vn/Dong_Viet_Nam_len_gia_so_voi_dong_USD_nhin_tu_ly_thuyet_ngang_gia_lai_suat/21874.saga
Đồng Việt Nam lên giá so với đồng USD nhìn từ ngang giá lãi suất (2000 -2007) ngang giá lãi suất (2000 -2007)
Bộ 3 bất khả thi nghĩa là không quốc gia nào có thể thực hiện cùng 1 lúc 3 mục tiêu:
+ Ổn định tỷ giá. + Độc lập tiền tệ. + Hội nhập tài chính.
Một quốc gia thực hiện 2 mục tiêu Ổn định tỷ giá và Độc lập tiền tệ bằng cách lựa
chọn thị trường vốn đóng.
Một quốc gia thực hiện 2 mục tiêu Ổn định tỷ giá và Hội nhập tài chính bằng cách lựa
chọn tỷ giá cố định. Với chính sách này chính phủ đã mất đi 1 công cụ để điều chỉnh lãi suất trong nước độc lập với lãi suất nước ngoài.
Một quốc gia thực hiện 2 mục tiêu Độc lập tiền tệ và Hội nhập tài chính bằng cách lựa
chọn tỷ giá thả nổi.
=> Các nước đang phát triển đang tăng tốc hội nhập tài chính, và vì thế các nước này hoặc phải chọn ổn định tỷ giá và từ bỏ độc lập tiền tệ hoặc chọn độc lập tiền tệ và từ bỏ ổn định tỷ giá.