Kết luận chƣơng

Một phần của tài liệu Công nghệ thông minh cho truyền thông không dây (Trang 27 - 29)

Chương này đã giới thiệu các đặc tính và các ứng dụng cho truyền thông nhận thức. Những lợi ích mà công nghệ truyền thông nhận thức đem lại sẽ giảm thiểu được tình trạng kham hiếm phổ, cũng như sử dụng phổ hiểu quả hơn. Tuy nhiên, công nghệ này có những thách thức đòi hỏi các giải pháp hiệu quả. Với những tính năng nổi trội và linh hoạt, công nghệ này sẽ là lựa chọn cho các mạng thế hệ tiếp theo trong tương lai.

15

CHƢƠNG II: OFDM CHO TRUYỀN THÔNG NHẬN THỨC

Trong số các công nghệ thì công nghệ OFDM được xem là phù hợp cho hệ thống truyền thông nhận thức. Các ưu điểm của công nghệ OFDM giúp cho hệ thống truyền thông nhận thức nâng cao được hiệu năng, nhưng bên cạnh đó các thách thức trong công nghệ OFDM thì cũng là thách thức đối với hệ thống truyền thông nhận thức khi sử dụng công nghệ OFDM. Chương này trình bày giới thiệu hệ thống OFDM, OFDM sử dụng trong hệ thống truyền thông nhận thức và những ưu điểm và thách thức sử dụng công nghệ OFDM trong hệ thống truyền thông nhận thức.

2.1 Giới thiệu

Với những công nghệ mới và số lượng ngày càng tăng của thiết bị không dây, phổ vô tuyền đang trở nên khan hiếm. Mặt khác, đo lường cho thấy những vùng phổ rộng ít khi được sử dụng trong hầu hết thời gian trong khi những băng khác được sử dụng nhiều [1]. Tuy nhiên, những phần của phổ không sử dụng được cấp phép và do đó không thể được sử dụng bởi những người dùng khác. Vậy, đây là nhu cầu cho một công nghệ mới mà có thể có lợi từ những phổ ít được sử dụng đó. Truyền thông nhận thức là một giải pháp tốt cho bài toán chèn phổ bằng cách đưa ra những cơ hội sử dụng những băng tần mà không sử dụng nhiều bởi nhiều dùng được cấp phép. Nó có thể được xác định như là hệ thống không dây thông minh, nhận thức được môi trường xung quanh thông qua cảm nhận và đo lường.

Một hệ thống sử dụng thông tin đã có để lập kế hoạch những hoạt động tương lai và thích ứng để cải thiện toàn bộ chất lượng truyền thông và đáp ứng nhu cầu người dùng. Một trong những khía cạnh chính của truyền thông nhận thức là khả năng khai thác các phổ không sử dụng để cung cấp cách thức mới cho truyền thông. Do đó, truyền thông nhận thức có khả năng nhận thức và có khả năng cảm nhận được môi trường hoạt động của nó và tự động điều chỉnh các tham số vô tuyến phù hợp. Đối với truyền thông nhận thức để đạt được mục tiêu này, tầng vật lý (PHY) cần phải rất linh hoạt và thích ứng. Một trường hợp đặc biệt của truyền đa sóng

16

mang được biết như là OFDM, là một trong những công nghệ được sử dụng rộng rãi trong hệ thống không dây hiện nay và nó có tiềm năng thỏa mãn các yêu cầu nói trên của truyền thông nhận thức. Bằng cách chia quang phổ thành băng con mà được điều chế với nhưng sóng mang trực giao, OFDM loại bỏ sự cần thiết cho bộ cân bằng và do đó làm giảm sự phức tạp của bên thu. Bởi vì các tính năng nổi trội của nó, OFDM đã được sử dụng thành công trong nhiều công nghệ không dây bao gồm cả mạng WLAN, WMAN. Nó được tin tưởng rằng, OFDM cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong truyền thông nhận thức thực hiện bằng cách cung cấp một công nghệ đã được chứng minh, khả năng mở rộng và thích ứng cho giao diện.

Một phần của tài liệu Công nghệ thông minh cho truyền thông không dây (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)