Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ trầm cảm trong nhóm gồm 204 bệnh nhân là 38,2%, đây là một tỉ lệ khá cao và cũng tương đương với các nghiên cứu các nghiên cứu của các tác giả khác [bảng 3.21].
Trong một nghiên cứu ở Iran của Amir Shabani và cộng sự, gồm 60 bệnh nhân đã được chẩn đoán động kinh ở một bệnh viện ở Tehran, về những rối loạn tâm thần thường đi kèm với động kinh. Họ đã nhân thấy rằng trong số những rối loạn tâm thần thì trầm cảm là bệnh lý đi kèm thường gặp nhất ở bệnh nhân động kinh chiếm 33%, tỉ lệ này cũng tương tự trong nghiên cứu của chúng tôi [16].
Theo Kessler thì tỉ lệ của trầm cảm chủ yếu trong dân số chung vào khoảng 3,7-6,7% và trầm cảm thứ yếu (nhẹ) từ 2,1- 3,8% [69]. Còn theo y văn thì trầm cảm nặng chiếm 4% dân số chung, và ở người lớn 10-15% có ít nhất một cơn trầm cảm nặng trong cuộc đời [4], [10], [49]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có tỉ lệ trầm cảm ở những bệnh nhân trầm cảm cao hơn một cách rõ rệt. Ví dụ như một nghiên cứu trên một dân số nghiên cứu lớn ở Canada cho thấy tỉ lệ bị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh là 22,2% [111].
Ettinger và cộng sự nghiên cứu thấy rằng có sự tồn tại của các triệu chứng trầm cảm trong một nghiên cứu đoàn hệ gồm 775 bệnh nhân động kinh và ông thấy rằng tỉ lệ mắc trầm cảm của nhóm này là khá lớn (36,5%) [41].
Một nghiên cứu của Vitoroff và cộng sự trên 60 bệnh nhân bị động kinh cục bộ phức tạp khó trị thì 35 (58%) bệnh nhân với động kinh thuỳ
thái dương có bệnh sử tồn tại những giai đoạn trầm cảm nặng hoặc những rối loạn trầm cảm khác theo tiêu chuẩn DSM-III-R [115]. Jones và cộng sự trong một nghiên cứu gồm 199 bệnh nhân ngoại trú, họ tìm thấy có 67 bệnh nhân đạt tiêu chuẩn DSM-IV về rối loạn khí sắc/hoặc rối loạn lo âu, trong đó 37(19%) bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm chủ yếu, 17 (8,5%) bệnh nhân có hỗn hợp trầm cảm chủ yếu và rối loạn lo âu [63]. Một nghiên cứu gần đây của Kanner xác định rằng có một tỉ lệ cao của trầm cảm xuất hiện ở những bệnh nhân động kinh, gây ra bởi sự trầm trọng của cơn động kinh, việc điều trị, vấn đề về xã hội [69]…
Nghiên cứu của Elisabete và cộng sự ở Brazil trên 60 đối tượng là bệnh nhân động kinh (28 nam, 32 nữ) được theo dõi trong vòng 2 năm ở bệnh viện của trường Đại học Campinas. Các tác giả dùng bảng đánh giá trầm cảm Beck (BDI: Beck Depression Inventory) gồm 21 mục để đo lường mức trầm cảm. Kết quả cho thấy có 31,6% bệnh nhân bị trầm cảm, đây là một tỉ lệ tương đương với các nghiên cứu khác [40].
Trong nghiên cứu về những yếu tố nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân động kinh trên 203 đối tượng bị động kinh ở Ba lan, Albena và cộng sự thấy rằng có 100 bệnh nhân động kinh (49,2%) bị những giai đoạn trầm cảm trong đó: rối loạn khí sắc nặng (trầm cảm nặng) có 76 bệnh nhân chiếm 37,4%, và có 24 bệnh nhân chiếm 11,8% trầm cảm nhẹ [13].
Nhìn lại các nghiên cứu trên chúng tôi thấy rằng tỉ lệ trầm cảm ở những bệnh nhân động kinh là khá cao, và trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ này cũng tương đương. Về mức độ của trầm cảm (tính theo bảng đánh giá trầm cảm Beck), thì trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ
có những bệnh nhân bị trầm cảm mức độ vừa và nhẹ, trong khi nghiên cứu của Albena (Ba Lan) thì tỉ lệ của trầm cảm nặng là khá cao. Điều này có thể do yếu tố xã hội, con người… ở mỗi đất nước, nền văn minh là khác nhau, ví dụ ở xã châu Au, Mỹ…người ta coi việc lái xe, sinh hoạt hằng