Tác động kế toán tài chính:

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán hệ thống thông tin kế toán tại công ty kiểm toán KPMG hỗ trợ kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp kiểm toán việt nam (Trang 26)

Mục tiêu chính của HTTT kế toán tài chính là cung cấp thông tin cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, cho vay và cả cơ quan nhà nước. Điều này bắt buộc các bộ phận kế toán phải chuẩn bị các báo cáo tài chính để cung cấp thông tin như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Dĩ nhiên các nhà quản trị trong công ty cũng cần những thông tin này để hoạch định và ra quyết định.

Để thực hiện, kế toán phải bắt đầu từ việc nhập liệu các thông tin đã được ghi nhận từ hệ thống chứng từ vào sổ nhật ký và phân loại xử lý trên sổ cái và cuối cùng tổng hợp trên báo cáo tài chính.

Hình 1.4 Sơđồ mô t quá trình x lý d liu trong h thng thông tin kế toán tài chính [9]. 1.3.2. Tác động đến kế toán quản trị:

Với thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, để hoạt động hiệu quả, các công ty cần quản lý tốt các khoản doanh thu và chi phí. Kế toán quản trị giúp các nhà quản lý đánh giá và kiểm soát chi phí trong quá trình sản xuất, phân phối và bán hàng. Và bên cạnh đó còn tập trung vào phần giá trị tăng thêm của doanh nghiệp về các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Hệ thống thông tin kế toán ngày nay hỗ trợ kế toán quản trị của doanh nghiệp rất nhiều. Bên cạnh những thước đo tài chính thông thường, kế toán quản trị còn thu thập những dữ liệu mang tính phi tài chính đểđánh giá độ hài lòng của khách hàng, chất lượng của sản phẩm, cải tiến kinh doanh, hiệu quả của nhãn hiệu,… Từ đó, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch, dự toán sản xuất cho tương lai một cách hiệu quả hơn.

1.3.3. Tác động đến thuế:

Hệ thống thông tin kế toán với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đã giúp rất nhiều cho các chuyên gia trong việc tính thuế trong các doanh nghiệp. Hệ thống này

Dữ liệu nguồn (Hóa đơn bán hàng, bảng chấm công…) Tập tin nguồn dữ liệu Nhật ký Sổ cái Bảng cân đối kế toán BCTC và các báo cáo khác

có thể giúp doanh nghiệp tính được các chi phí thuế cần phải nộp hay các cách thức tính chi phí nhằm làm giảm tối thiểu các khoản thuế phải nộp của đơn vị.

Bên cạnh đó công nghệ thông tin cũng giúp các chuyên gia trong công ty nghiên cứu các vấn đề về thuế bằng cách kết nối các trang web có những thông tin về chính sách thuế của chính phủ, hay khai báo thuế trực tuyến, liên kết đến các thư viện lưu trữ các thông tin về thuế.

1.4. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và hội nghề nghiệp đến công việc

kiểm toán.

1.4.1. Sự ra đời của máy vi tính, mạng nội bộ và mạng Internet:

Thứ nhất, sự ra đời của máy vi tính đã làm thay đổi và ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế và hoạt động của hệ thống thông tin kế toán cũng không nằm ngoại lệ. Việc sử dụng máy tính vào hệ thống thông tin kế toán đã làm thay đổi cách thức lưu trữ, sử dụng dữ liệu. Các thủ tục kiểm soát được cài đặt để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro và gian lận có thể phát sinh.

Thứ hai, sự ra đời và phổ biến của mạng nội bộ và mạng Internet đã có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của doanh nghiệp nhất là trong hoạt động kế toán. Nó giúp các phòng ban, bộ phận khác nhau trong cùng hệ thống thông tin kế toán có thể chia sẻ thông tin dữ liệu cho nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng. Điều này một mặt giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn nhờ thông tin, dữ liệu được chia sẻ, cập nhật kịp thời, tuy nhiên nó lại dẫn đến việc gia tăng khả năng thông đồng và truy cập trái phép hoặc không thích hợp với mục đích thực hiện hành vi gian lận và phá hoại mà nhà quản lý khó có khả năng phát hiện hơn so với trước kia.

1.4.2. Sự xuất hiện của các tổ chức, Hiệp hội nghề nghiệp đã giúp cho kiểm toán hệ thống thông tin phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng: toán hệ thống thông tin phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng:

Trong khi KTV và công ty kiểm toán cần phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm chứng minh rằng công việc của chuyên gia có thể đáp ứng được mục đích của cuộc kiểm toán. Từ những yếu tố khách quan trên đã dẫn đến một nhu cầu thiết yếu cần có một đội ngũ vừa có kiến thức về kế toán - kiểm toán vừa có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về CNTT. Có như vậy đội ngũ này mới

đáp ứng được yêu cầu cần được kiểm tra HTTT của doanh nghiệp liên quan đến số liệu trên BCTC.

Tuy nhiên, do đây là môt loại hình kiểm toán mới mẽ nên chưa có một hướng dẫn, chuẩn mực, tiêu chuẩn nào để làm kim chỉ nam cho các kiểm toán viên thực hiện. Kiểm toán hệ thống thông tin thật sự bắt đầu phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng nhờ vào các sự kiện sau:

Năm 1968, Tổ chức AICPA [15] đã phối hợp với công ty kiểm toán lớn trong Big Eight (bây giờ là Big Four) tham gia phát triển và xây dựng quy trình kiểm toán hệ thống thông tin. Thành quả đạt được đó là sự ra đời của cuốn sách “Auditing & EDP” đặt nền móng cho kiểm toán HTTT kế toán hiện nay. Cuốn sách bao gồm những chỉ dẫn các bước trong quy trình kiểm toán hệ thống thông tin và cách thức đánh giá các hoạt động kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.

Năm 1969, Hiệp hội kiểm toán xử lý dữ liệu điện tử (EDPAA) được hình thành. Mục đích hoạt động của tổ chức này là đưa ra các nguyên tắc, thủ tục và các tiêu chuẩn hướng dẫn cho kiểm toán quy trình xử lý dữ liệu điện tử. Năm 1994, Hiệp hội kiểm toán xử lý dữ liệu điện tử (EDPAA) đổi tên thành Hiệp hội Kiểm soát và Kiểm toán hệ thống thông tin (ISACA).

Kể từ khi thành lập, ISACA đã đưa ra các hướng dẫn và tiêu chuẩn liên quan đến việc quản lý, kiểm soát, bảo mật và kiểm toán HTTT. Những tiêu chuẩn về kiểm soát và kiểm toán HTTT của tổ chức này được tham khảo, áp dụng trên phạm vi toàn thế giới.

Bên cạnh đó Hiệp hội này còn tổ chức đào tạo và cấp bốn loại chứng chỉ [15] cho các lĩnh vực liên quan đến HTTT như: Chứng chỉ Kiểm toán viên HTTT (CISA), Chứng chỉ Quản lý bảo mật HTTT (CISM), Chứng chỉ Quản trị CNTT trong doanh nghiệp (CGEIT) và Chứng chỉ về quản lý rủi ro và các kiểm soát HTTT (CRISC).

Ngoài ra, ISACA còn xuất bản một cuốn tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực kiểm soát HTTT, tạp chí ISACA. Nó đăng tải những thông tin liên quan đến công nghệ và kỹ thuật quản lý, kiểm soát, kiểm toán HTTT để cung cấp thông tin cần thiết và kịp thời trong môi trường công nghệ luôn thay đổi nhanh chóng trên thế giới.

Như vậy, với sự ra đời của các Hiệp hội nghề nghiệp trên không chỉ cung cấp những hướng dẫn, tiêu chuẩn tham khảo cho các kiểm toán viên trong quá trình

kiểm toán HTTT, mà nó còn là nơi đào tạo những chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực này và xuất bản các tài liệu, tạp chí cập nhật những thông tin mới nhất về HTTT cho doanh nghiệp và kiểm toán viên, nhằm đáp ứng yêu cầu mang đặc trưng vốn có của loại hình kiểm toán này. Vì thế, nó giúp cho kiểm toán HTTT ngày càng phát triển về cả chất lượng đội ngũ kiểm toán viên và cả phương pháp, kỹ thuật kiểm toán cho phù hợp với tình hình CNTT trên thế giới hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng trong nhiều ngành nghề trong nền kinh tế xã hội. Các doanh nghiệp đều sử dụng máy vi tính để hỗ trợ hoạt động kế toán tại đơn vị, do đó ảnh hưởng của môi trường tin học đến hệ thống kế toán là rất lớn. Ảnh hưởng đến kế toán tài chính mà còn ảnh hưởng đến kế toán quản trị và kế toán thuế. Chính vì vậy, các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp ngày càng hết sức quan tâm đến tác động của quá trình xử lý bằng máy vi tính đến các con số thể hiện trên BCTC.

Do đó nhu cầu cần được kiểm toán HTTT đang ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến hơn. Việc thiết kế và thực hiện một quy trình kiểm toán hệ thống thông tin để thu thập bằng chứng hỗ trợ kiểm toán BCTC ngày càng được quan tâm hơn. Nó cũng giống như quy trình kiểm toán BCTC về cơ bản nhưng trình tự thực hiện các bước đều đòi hỏi những kỹ năng và phương pháp phù hợp để có thể thu thập bằng chứng thích hợp để trả lời những câu hỏi liên quan đến tính sẵn sàng của hệ thống cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọi thời điểm, tính bảo mật của hệ thống thông tin, hay HTTT đã cung cấp chính xác, trung thực và kịp thời. Đó chính là nhiệm vụ của kiểm toán HTTT và chính là lý do tạo nên tính bức thiết của kiểm toán HTTT trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Tuy nhiên kiểm toán HTTT tại Việt Nam hiện nay đã hình thành và phát triển như thế nào, có hoạt động hữu hiệu để hỗ trợ quá trình kiểm toán BCTC và cung cấp cơ sở đảm bảo cho các đối tượng sử dụng thông tin về hoạt động của HTTT hay không vẫn đang còn nhiều vấn đề cần xem xét và nghiên cứu.

CHƯƠNG 2: THC TRNG TÌNH HÌNH KIM TOÁN H THNG THÔNG TIN K TOÁN TI CÁC

CÔNG TY KIM TOÁN VIT NAM.

2.1. Các quy định, văn bản pháp luật của chính phủ liên quan đến kiểm toán hệ thống thông tin tại Việt Nam hiện nay:

Hiện nay, trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, thực sự chưa có một chuẩn mực kiểm toán hay văn bản pháp lý riêng biệt về kiểm toán HTTT kế toán để hướng dẫn cho các công ty kiểm toán và KTV thực hiện. Chính phủ chỉ mới ban hành một số chuẩn mực có liên quan nhưng chưa đề cập chi tiết một cách riêng biệt đến kiểm toán HTTT kế toán như là:

- Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 401 ban hành kém theo quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Bộ Tài chính, quy định về việc thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học.

- Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 về “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” yêu cầu KTV cần tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro tiềm tang, đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát của doanh nghiệp. Từđó, KTV có cơ sởđể thiết lập và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát phù hợp để thu thập bằng chứng cho những cơ sở dẫn liệu trọng yếu trên BCTC.

- Trong môi trường CNTT vốn dĩ rất phức tạp, bên cạnh những kiến thức về kiểm toán, KTV còn cần những kỹ năng chuyên môn về CNTT. Do vậy, đôi khi KTV cần đến sự giúp đỡ của những chuyên gia thành thạo về CNTT để hỗ trợ cho KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán. Những người này có thể là cộng sự của KTV hoặc chuyên gia ngoài công ty. Do vậy một chuẩn mực kiểm toán có thể hỗ trợ trong trường hợp này đó là chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 620 về “Sử dụng tư liệu của các chuyên gia”. Đối với yêu cầu của chuẩn mực này, KTV khi sử dụng kết quả của chuyên gia phải thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp để đảm bảo công biệc của chuyên gia được thực hiện phù hợp mục đích của cuộc kiểm toán.

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này, Nhà nước có ban hành Thông tư 103/2005/TT-BTC hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán. Thông tư này áp dụng cho các đơn vị kế toán thực hiện kế toán trên máy vi tính

bằng phần mềm kế toán. Thông tư này đưa ra một số tiêu chuẩn về phần mềm kế toán mà các doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm kế toán trong HTTT kế toán của đơn vị cần phải lưu ý như sau:

- Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán; khi sử dụng phần mềm kế toán không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán.

- Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có.

- Phần mềm kế toán phải tựđộng xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán.

- Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu. Bên cạnh đó, Thông tư này cũng quy định một số điều kiện về phần mềm kế toán và điều kiện để áp dụng phần mềm kế toán vào trong doanh nghiệp. Đây là những quy định đểđảm bảo rằng phần mềm kế toán được sử dụng đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc kế toán, không ảnh hưởng gây khả năng có sai lệch trên những thông tin được xử lý qua phần mềm kế toán. Thông tư này tuy không trực tiếp liên quan đến lĩnh vực kiểm toán, tuy nhiên kiểm toán viên và các công ty kiểm toán vẫn có thể tham khảo thông tư này để tìm hiểu việc đưa các phần mềm kế toán vào sử dụng tại các đơn vị được kiểm toán có phù hợp theo những tiêu chuẩn và điều kiện của Thông tư này đưa ra hay không. Từđó, KTV có thể thu thập thêm được bằng chứng phục vụ cho quá trình kiểm toán hệ thống thông tin của mình.

Tuy nhiên, lĩnh vực kiểm toán HTTT còn khá mới mẻ nên các văn bản pháp lý hỗ trợ kiểm toán HTTT vẫn còn thiếu và chưa hoàn chỉnh cũng là điều dễ hiểu. Với tình hình trên, các công ty kiểm toán Việt Nam đã thực hiện kiểm toán HTTT như thế nào là một vấn đề cần quan tâm và xem xét hiện nay.

2.2. Sự cần thiết phải kiểm toán HTTT trong điều kiện CNTT phát triển và

xuất hiện những vụ bê bối tài chính lớn:

Cùng với sự phát triển của CNTT, những chiêu thức lừa đảo, gian lận có liên quan đến HTTT cũng ngày càng tin vi hơn [19, 20, 21, 22]. Trong những năm gần

đây, đặc biệt là những giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới, một loạt các vụ bê bối tài chính bị phanh phui đã gây tổn thất và ảnh hưởng không nhỏ đến nền tài chính thế giới và lòng tin của nhà đầu tư.

Vào ngày 11/12/2008, cả thế giới chấn động vì thông tin cựu chủ tịch Nasdaq cúi đầu thú nhận: “Tất cả việc tôi làm chỉ là một sự dối trá to lớn. Thực chất đó là một dây hụi khổng lồ”. Thông qua quỹđầu tư Madoff, với lời hứa hẹn lợi nhuận cao lên đến 10%/năm, Bernard Madoff đã tiến hành một kế hoạch lừa đảo quy mô nhất từ trước tới nay. Chiêu bài là lấy tiền của nhà đầu tư đến sau để trả cho nhà đầu tư đến trước. Vì những đồng vốn này không thể tự sinh lời, nên cuối cùng, toàn bộ hệ thống này cũng bị sụp đổ khi khoản tiền đến sau không thể gánh nổi khoản tiền đến trước và khoản lỗđã lên tới 50 tỷ USD với danh sách nạn nhân trải dài từ châu Mỹ sang châu Âu, tới tận châu Á. [22]

Sau vụ Bernard Madoff không lâu, giới tài chính và đầu tư trên thế giới lại một

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán hệ thống thông tin kế toán tại công ty kiểm toán KPMG hỗ trợ kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp kiểm toán việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)