phát triển trong nước và quốc tế, vị thế “độc bá thiên hạ” của triết học Mác đã thay đổi căn bản. Những sự lý giải, trình bày khác nhau về triết học Mác
cùng tồn tại song song đã “hiện diện” trong những năm cuối của thế kỷ XX
và phát triển thêm một bước trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Sự đa
dạng hoá trong trình bày và lý giải triết học Mác chứa đựng những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của triết học Mác. Thông qua những cách lý giải, trình bày khác nhau, sự tranh luận giữa chúng cũng như sự bổ sung lẫn nhau, triết học Mác sẽ có được hình thái phát triển mới phù hợp với đòi hỏi phát triển của thời đại. Đây là một quá trình lịch sử tuân theo quy luật phát triển khách quan, bất cứ hành động hấp tấp, nóng vội, đốt cháy giai đoạn nào cũng đều phải trả giá đắt. Mác thì chỉ có một, nhưng cách lý giải và trình bày đối với những tư tưởng triết học của ông thì có rất nhiều. Cùng với
sự phát triển không ngừng của xã hội, xu hướng đa dạng hoá này ngày càng
trở thành hình thái phát triển phổ biến của triết học Mác, thể hiện sức sống mới của triết học Mác. Sự tồn tại và phát triển của các hình thức lý giải và trình bày đa dạng đối với triết học Mác sẽ giúp cho sự phát triển của triết học
Mác ở Trung Quốc ngày càng có không gian phát triển rộng lớn cũng như có
động lực mạnh mẽ hơn.
Thứ hai, đối với mối quan hệ giữa triết học Mác với các trào lưu triết học khác mà nói, trong bối cảnh dung hoà, cùng tồn tại của các loại hình văn hoá và các loại thế giới quan khác nhau, Trung – Tây – Mác – 3 trào lưu triết học lớn sẽ cấu thành nền tảng cơ bản cho sự phát triển của triết học Trung Quốc trong thế kỷ XXI. Trên nền tảng cơ bản này, việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa triết học Trung Quốc và triết học phương Tây sẽ là vấn đề thực tế lớn nhất mà triết học Mác phải đối mặt. Triết học Mác và các trào lưu triết học khác cùng song song tồn tại; trong quá trình đó, triết học Mác cần tiếp thu
những yếu tố hợp lý của các trào lưu ấy để làm phong phú thêm nội dung
đi đặc trưng và bản tính vốn có, dựa vào sức mạnh của bản thân, củng cố địa vị chủ đạo và phát huy vai trò “dẫn dắt”, kim chỉ nam của mình.
Thứ ba, cần phải làm cho triết học Mác luôn gần gũi với quần chúng. Trong
thế kỷ XXI, triết học Mác sẽ phải đối diện với rất nhiều sự cạnh tranh chưa từng có từ bên trong bản thân nó cũng như bên ngoài. Triết học Mác sẽ phải làm gì trước những sự cạnh tranh đó để củng cố địa vị chủ đạo của mình? Mấu chốt là ở chỗ, cần phải làm cho triết học Mác luôn gần gũi với quần
chúng, chiếm được lòng tin của quảng đại quần chúng. Nhưng muốn như
vậy, cần phải xem triết học Mác có thể đưa ra những giải đáp khoa học đối
với những vấn đề thực tiễn lý luận mà đại đa số quần chúng đang quan tâm
hay không (như vấn đề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện nay, tiền đồ của chủ nghĩa xã hội, v.v.). Nếu như triết học Mác có thể giải quyết được những vấn đề mới nảy sinh hiện nay, thoả mãn được sự đòi hỏi của mọi
người, thì chắc chắn triết học Mác sẽ chiếm được sự tin tưởng của mọi
người, mãi mãi không thể thất bại../
Người dịch: TS.CHU VĂN TUẤN
(Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam)
(*) Bài đăng trong “Đông phương luận đàn”, số 2, 2002 (tiếng Trung).
(**) Giáo sư, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
(1) Xem: V.I.Lênin. Toàn tập, t.17. Nxb Nhân Dân, 1963, tr.59.
(2) C.Mác và Ph.Ăngghen. Tuyển tập, t.3. Nxb Nhân Dân, 1955, tr. 691-
692.