Phát biểu bài toán

Một phần của tài liệu Giải bài toán xếp lịch bảo vệ thạc sỹ bằng các kỹ thuật tối ưu dựa trên ràng buộc (Trang 53 - 54)

Bài toán sắp xếp lịch bảo vệ cao học có mục tiêu là quản lý thông tin đào tạo và hỗ trợ việc sắp xếp lịch bảo vệ cao học. Thông thường, mỗi học viên cao học đến kỳ bảo vệ sẽ được thành lập một hội đồng bao gồm 5 thành viên:

 Phản biện 1: giảng viên ngoài trường

 Phản biện 2: giảng viên trong trường

 Chủ tịch: giảng viên trong trường

 Thư ký: giảng viên trong trường

 Ủy viên: giảng viên ngoài trường

Việc xếp lịch bảo vệ cao học bao gồm việc gán cho mỗi học viên:

 5 thành viên trong hội đồng

 Kíp thời gian sẽ diễn ra buổi bảo vệ

 Phòng nơi diễn ra buổi bảo vệ Thỏa mãn các ràng buộc sau đây:

 2 hội đồng có chung giảng viên thì phải được xếp ở 2 kíp bảo vệ khác nhau

 2 hội đồng được xếp vào cùng 1 kíp thì sẽ phải được xếp vào 2 phòng khác nhau

 2 hội đồng được xếp vào cùng 1 phòng thì sẽ phải được xếp vào 2 kíp bảo vệ khác nhau

và các tiêu chí tối ưu:

 Phản biện 1 và phản biện 2 phải phù hợp nhất với hướng đề tài luận văn của học viên trong hội đồng mà họ tham gia vào

Ngoài ra có thể có các tiêu chí khác như :

 Sự di chuyển phòng của các giảng viên là tối thiểu

 Sự liên tục của các kíp của các hội đồng mà mỗi giảng viên tham gia vào phải được đảm bảo nhất có thể được

 Mức độ cân bằng nhau giữa số hội đồng mà từng giảng viên tham gia vào là tối đa

 5 thành viên trong hội đồng không được trùng với giảng viên hướng dẫn

Tổng quát, bài toán sắp xếp lịch bảo vệ cao học được đặt ra như sau: Cho nStudent học viên

Chương 5: Giải bài toán sắp xếp lịch bảo vệ cao học

cho nStudent học viên bảo vệ sao cho:

 Số hội đồng bảo vệ: nSlot

 Số phòng bảo vệ: nRoom

 Mỗi hội đồng có nProfessorPerStudent giảng viên.

 2 hội đồng có chung giảng viên thì phải được xếp ở 2 kíp bảo vệ khác nhau

 2 hội đồng được xếp vào cùng 1 kíp thì sẽ phải được xếp vào 2 phòng khác nhau

 2 hội đồng được xếp vào cùng 1 phòng thì sẽ phải được xếp vào 2 kíp bảo vệ khác nhau

 Phản biện 1 và phản biện 2 phải phù hợp nhất với hướng đề tài luận văn của học viên trong hội đồng mà họ tham gia vào

Một kết quả đúng của bài toán là một cách sắp xếp mỗi học viên vào hội đồng bảo vệ với các giảng viên, số phòng, số kíp sao cho thỏa mãn mọi ràng buộc.

Một phần của tài liệu Giải bài toán xếp lịch bảo vệ thạc sỹ bằng các kỹ thuật tối ưu dựa trên ràng buộc (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)