0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân.

Một phần của tài liệu SKKN THIẾT KẾ, SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 35 -36 )

III. PHƯƠNG PHÁP

3. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân.

bản thân.

- Bộ câu hỏi định hướng bài học được thiết kế lồng ghép vào nhau. Câu hỏi nội dung hỗ trợ cho Câu hỏi bài học và cho cả Câu hỏi khái quát. Câu hỏi khái quát thường hấp dẫn hơn và được đưa ra trước (mang tính thách thức cao).

- Giáo viên cần tạo một không khí học tập an toàn, vui vẻ để học sinh cảm thấy thật thoải mái trong việc trả lời.

- Giáo viên nên xây dựng các câu hỏi xung quanh nội dung trọng tâm bài học. Không phải đặt câu hỏi cho tất cả kiến thức có trong SGK mà phải chọn lọc nội dung cần thiết mà học sinh cần nắm, cần nhớ.

- Bộ câu hỏi sẽ được phát trước cho các em chuẩn bị ở nhà theo nhóm. Khi lập nhóm giáo viên cần chú ý sau:

+ Số lượng HS trong nhóm vừa phải.

+ Trình độ học sinh: mỗi nhóm đều có đủ trình độ học sinh trong lớp.

- Tùy thuộc trình độ đa số HS trong lớp mà giáo viên có thể thêm hoặc bớt một số câu hỏi. Lưu ý phải có một số câu hỏi dễ mà học sinh kém nhất trong lớp cũng có thể trả lời được, điều đó sẽ làm cho học sinh cảm thấy vui sướng, tự tin và cảm thấy mình vẫn có thể học môn hóa học tốt hơn.

- Trong quá trình thiết kế, giáo viên nên dự trù một số câu hỏi mang tính tư duy cao đòi hỏi sự thông minh và nhanh nhạy của học sinh khi trả lời. Những câu hỏi này giáo viên không phát trước cho học sinh chuẩn bị ở nhà mà trong quá trình giảng dạy sẽ đưa ra nhằm phát hiện những học sinh xuất sắc để bồi dưỡng thêm.

- Giáo viên nên chú ý đến những câu hỏi mang tính thực tiễn vì đây là vấn đề học sinh quan tâm và cảm thấy thích thú nhất khi học hóa học. Học sinh sẽ hiểu tại sao mình cần phải học và càng yêu thích bộ môn hơn.

- Không nhất thiết phải sử dụng hết các câu hỏi đã nêu trong bài soạn, tùy từng lớp mà giáo viên có thể điều chỉnh cho phù hợp.

- Câu hỏi khái quát nên dùng khi vào bài để học sinh có cái nhìn tổng quát, gây hứng thú, tạo động cơ học tập. Đôi khi ta có thể sử dụng câu hỏi khái quát lúc tổng kết bài.

- Không nhất thiết phải sử dụng các câu hỏi bài học trước các câu hỏi nội dung, mà có thể ngược lại hoặc chỉ dùng các câu hỏi nội dung.

- Trong bộ câu hỏi nên có những câu hỏi khó đòi hỏi các em cần tư duy ở mức độ cao, không chỉ vận dụng những kiến thức đã học trong SGK mà đôi khi phải sử dụng những kiến thức tìm tòi qua sách tham khảo, báo chí, internet,…

- Giáo viên nên chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi gợi mở phòng trường hợp học sinh không trả lời được câu hỏi giáo viên đã đặt ra.

- Phải không ngừng học hỏi và hoàn thiện bộ câu hỏi. Trình độ học sinh mỗi lớp, mỗi năm không giống nhau, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, điều kiện kinh tế xã hội thay đổi,…nên giáo viên phải cập nhật thường xuyên để có những thay đổi phù hợp nhằm đạt hiệu quả giảng dạy cao nhất.

Một phần của tài liệu SKKN THIẾT KẾ, SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 35 -36 )

×