Nghiên cứu áp dụng M2M tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nén và truyền dữ liệu multimedia trên mạng m2m (Trang 54 - 59)

Thị trường M2M đang phát triển một cách cực kỳ mạnh mẽ, với một số lượng vươn tới 250 triệu kết kết nối trong năm 2013, chiếm tới 2,8% trên tổng số các kết nối di động trên toàn cầu, gấp đôi năm 2010. Việt Nam là một quốc gia phát triển kinh tế khá nhanh trong khu vực, với GDP bình quân lên tới 7.5-8%/năm. Trong tương lai không xa, Việt Nam được dự đoán là một trong những thị trường M2M tiềm năng trên thế giới với hàng triệu kết nối mới được thiết lập.

Cả ba nhà khai thác mạng của Việt Nam: Mobifone, VinaPhone, ViettelTelecom đều nhận định rằng thị trường M2M sẽ tăng vọt trong những năm tiếp theo, đặc biệt trong một số lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, tự động hóa, bán lẻ, và tiêu dùng điện tử. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của tầng lớp trung lưu sẽ thúc đẩy một số dịch vụ liên quan như nhà thông minh, thành phố thông minh và các hệ thống kết nối giao thông thông minh. Các nhà khai thác mạng hàng đầu của Việt Nam đã và đang hợp tác với các chuyên gia ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông để nghiên cứu các dịch vụ M2M ngày càng hữu ích chứ không đơn thuần chỉ là cung cấp các kết nối cơ bản.

Sự mở rộng của thị trường M2M ở Việt Nam đã và đang nhận được sự giúp đỡ và đầu tư tích cực từ chính phủ. Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ

cộng và các nhà khai thác dịch vụ di động trong nước, cho phép thị trường M2M đạt được những thành công không nhỏ trong một thời gian ngắn, và thiết lập nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế, đã có sự trao đổi và làm việc giữa các nhà mạng tại Việt Nam và các nhà khoa học để có thể thúc đẩy hơn nữa tốc độ phát triển và áp dụng M2M tại Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho đất nước.

Một số nhà phân tích cũng nhận định rằng thị trường M2M ở Việt Nam cũng xác định rõ được vai trò và lợi ích của mạng 4G trong các kế hoạch phát triển dài hạn, cung cấp tốc độ truyền dẫn cao và độ trễ thấp – một trong những yêu cầu tiên quyết của các ứng dụng M2M tiên tiến, ví dụ như các hệ thống giám sát video, hệ thống phục vụ cho giao thông như telematics car hay các dịch vụ đa phương tiện.

3 Nhà mạng

58 Tỉnh Thành

Số kết nối M2M mới được thiết lập

Số liệu tham khảo, số kết nối M2M giống như kết nối SIM cho phép trao đổi dữ liệu di động giữa các máy. Không tính các SIM được sử dụng trong các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc hostposts. Tỷ lệ kết nối M2M trên tổng số các kết nối Tỷ lệ kết nối M2M theo khu vực Hình 3.1 Số liệu kết nối M2M [33]

Một số lĩnh vực có khả năng ứng dụng M2M tại Việt Nam bao gồm:

Cứu hộ khẩn cấp:

Các nhà mạng Việt Nam có thể được chia sẻ thông tin với trung tâm ứng cứu, nơi lưu trữ và cập nhật thông tin về hồ sơ bệnh án và thông tin liên lạc của bệnh nhân, giúp cho công tác chuẩn bị tốt hơn để xử lý và liên lạc với gia đình bệnh nhân sớm nhất có thể.

Giám sát ô nhiễm tiếng ồn:

Các nhà mạng của Việt Nam đã liên kết và hợp tác với các kỹ sư của PTIT để xây dựng một hệ thống giám sát tiếng ồn tự động. Hệ thống có thể tự động thu thập dữ liệu về tiếng ồn bằng cách sử dụng các nút cảm biến, mạng wireless và các ứng dụng. Hiện tại, có một số hệ thống được sử dụng thử nghiệm ở phòng lab của PTIT và hứa hẹn trong tương lai không xa sản phẩm này sẽ được thương mại hóa.

Quản lý nông nghiệp:

Các nhà nghiên cứu ở PTIT đã xây dựng rất nhiều ứng dụng “Internet of things” để hướng tới lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm “Quản lý Greenhouse”, “Hệ thống tưới tiêu thông minh” và “Hệ thống giám sát và quan trắc môi trường thông minh” nhằm giúp các hộ nông dân ngày càng tăng thu nhập cũng như sản lượng. Giám sát sức khỏe: Các nhà mạng làm việc với các tổ chức ý tế để cung cấp hệ thống giám sát sức khỏe tại nhà cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân sẽ được gửi cho bác sỹ ngay khi có diễn biến phức tạp. Việc này sẽ giảm áp lực cho các bệnh viện trong điều kiện ngày càng nhiều bệnhviện quá tải như hiện nay.

Thông tin giao thông:

Các nhà mạng sau khi thảo khảo mô hình thử nghiệm telematics car của PTIT cho rằng việc này sẽ cho phép các lái xe có thể biết được thông tin của các phương tiện công cộng như người sử dụng có thể kiểm tra thông tin của các tuyến bus, lịch trình và vị trí thực tế của họ thông qua các thiết bị cầm tay. Giải pháp này đã được thử nghiệm ở

Quản lý khai khoáng:

Hệ thống này cho phép quản lý vùng và vị trí của nhân viên và cung cấp thông tin như nồng độ khí gas, điều kiện không khí và hiệu suất làm việc của các thiết bị trên các thiết bị di động của họ, điều này cho phép tăng năng suất và an toàn lao động.

một số vùng của thành phố Hà Nội.

Quản lý khai thác dầu mỏ:

Trong phần nội dung nghiên cứu, PTIT đưa ra ý tưởng các hệ thống giếng dầu được thiết kế để các nhà quản lý có thể tiến hành phân tích một cách nhanh chóng và có thể xử lý

trong các trường hợp bất thường một cách tự dộng và có thể truy nhập từ xa. Theo dự tính thì hệ thống có thể giúp tăng năng suất khai thắc

từ 2%-4%.

Giao thông an

toàn:

Ý tưởng được xây dựng trên mô hình hệ thống sẽ cung cấp ứng dụng cho khách hàng và một phần được kết nối tới cảnh sát, hệ thống này dựa trên ý tưởng của telematics car và có thể giám sát vùng của phương tiện tham gia giao thông, gửi các cảnh báo về tai nạn và tắc đưuòng.

Quản lý rừng:

Hệ thống xây dựng bằng các sensor được đặt ở các vị trí trong rừng, các sensor gửi thông tin về nhiệt độ, độ ẩm về các nút chủ để quản lý. Mô hình này sẽ giảm thiểu được nguy cơ cháy rừng và giảm được các ảnh hưởng xấu do cháy rừng.

Quản lý đô thị:

PTIT đang lên ý tưởng để làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật về dự án “Quản lý đô thị”, hỗ trợ giám sát giao thông và an ninh. Ý tưởng được hỗ trợ các hệ thống báo động, cảnh báo trộm cắp, cảnh báo cháy tự động hay các mức phạt nguội trong tham gia giao thông.

Lĩnh vực giáo dục:

Với sự mất cân bằng trong giáo dục giữa một số vùng như thành thị hoặc nông thôn, ý tưởng được đem ra dựa trên mô hình e-learning để cung cấp các tài nguyên về giáo dục.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện toán đám mây cũng như các thiết bị điện tử thông minh đã góp phần thúc đẩy ứng dụng M2M vào trong cuộc sống hàng ngày. Phần này đề xuất một số ứng dụng nổi bật của M2M tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nén và truyền dữ liệu multimedia trên mạng m2m (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)