Tương phản giữa những tư tưởng

Một phần của tài liệu skkn đặc TRƯNG CHỦ NGHĨA LÃNG mạn QUA NHỮNG tác PHẨM văn học LÃNG mạn VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn THPT (Trang 30 - 32)

V. Điều kiện và khả năng áp dụng

4.4.Tương phản giữa những tư tưởng

4. Nghệ thuật tương phản

4.4.Tương phản giữa những tư tưởng

Trong những tác phẩm lãng mạn, đôi khi nhà văn đã sử dụng nghệ thuật tương phản để tạo ra một cuộc tranh luận ngầm, từ đó khẳng định tư tưởng, quan điểm của mình.

“Những người khốn khổ” của V.Huy-gô là một tiểu thuyết luận đề. Tác phẩm là cuộc tranh luận về “những người khốn khổ”, tranh luận về giá trị, nhân phẩm của họ. Tiểu thuyết là sự xung đột giữa hai quan điểm đối lập nhau. Một là quan điểm chính thống, quan điểm của xã hội tư sản được phát ngôn qua hình tượng nhân vật Gia-ve. Họ coi “những người khốn khổ” là “bùn”, là bụi” làm bẩn xã hội, phải truy quét, xua đuổi một cách say sưa, nhiệt tình, mẫn cán. Còn quan điểm của tác giả, được gửi gắm thông qua hình tượng Giăng-Văn-Giăng: luôn bênh vực cho “những người khốn khổ”, bảo vệ giá trị người, nhân phẩm của họ; và ở đâu có bất hạnh, ở đó có một vị thánh. Quan niệm tiến bộ, tích cực đó của V. Huy- gô phát triển lên đỉnh cao khi nhà văn xây dựng nên chiến lũy Xanh-dơ-ni. “Những người khốn khổ” ở Pari đã lên chiến lũy đấu tranh để đòi một cuộc sống ấm no. Chiến lũy đã tập hợp tất cả “những người khốn khổ”, nhưng lại rất có tổ chức (chứ không phải là những kẻ vô tổ chức như cái nhìn đầy khinh miệt của tư sản dành cho họ), đặc biệt họ sẵn sàng chiến đấu và hy sinh hết mình vì lý tưởng. Đứng đầu là người anh hùng mang vẻ đẹp trẻ trung, thần thánh Ăng-giôn-rax. Rồi cậu bé Ga- vơ-rốt lên chiến lũy với một niềm tin ngây thơ nhưng rất thiết thực: để cho cái giỏ của các bà, các cô đầy bánh mì hơn… V.Huy-gô đã nhận thức được quần chúng chính là động lực của lịch sử. Tư tưởng này đã tạo nên tầm vóc vĩ đại cho nhà văn và giá trị lớn lao cho tác phẩm của ông, và chính tác giả khi hoàn thành xong bộ tiểu thuyết đồ sộ này đã nói: “Quyển truyện này là một trái núi”. Trong lời tựa cho tiểu thuyết “Những người khốn khổ”, V. Huy-gô đã viết: “Khi pháp luật và phong

hóa còn đầy đọa con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động, và sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ thơ vì tối tăm chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở, nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất dốt nát và đói khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích”. Với quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” như vậy, tác phẩm của V.Huy-gô đã có ảnh hưởng lớn trong công cuộc đấu tranh chung của loài người chống áp bức và bóc lột.

* * *

Khái quát lại chúng ta thấy, với chủ nghĩa lãng mạn, văn học nhân loại đã tiến một bước rất dài với những thành tựu rực rỡ trên tất cả các thể loại. Chủ nghĩa lãng mạn đã tạo ra một thời kỳ thơ Mới, phá vỡ tất cả các khuôn khổ của thơ cũ, với hình thức thơ tự do, có khả năng lớn trong việc biểu đạt tình cảm của con người, tư duy của thời đại. Cùng với thơ, kịch cũng có sự cách tân táo bạo, phá vỡ quy tắc tam duy nhất của chủ nghĩa cổ điển; kịch có thể chứa đựng một dung lượng hiện thực lớn hơn, không còn là câu chuyện của một ngày, mà của một thời đại, một thế kỷ. Đặc biệt, tiểu thuyết đạt tới trình độ mẫu mực, cổ điển cả về nội dung và hình thức, với hai tiểu loại: tiểu thuyết đời tư và tiểu thuyết lịch sử. Phê bình cũng trở thành một bộ môn khoa học, thúc đẩy văn học phát triển. Cùng với những thành tựu về thể loại, thế kỷ XIX đã diễn ra một cuộc cách mạng về ngôn ngữ, ngôn ngữ phong phú, giàu nhạc điệu, gợi hình, gợi cảm. Nhờ sức mạnh của ngôn ngữ, mà cây đại thụ của văn học lãng mạn, V.Huy-gô đã tạo ra sức mạnh mới cho ngôn từ, “tôi gây một cơn bão táp dưới đáy lọ mực”, dâng hiến cho đời những kiệt tác bất hủ.

Chương III: Hướng dẫn học sinh thực hành làm văn về đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn

Như chúng ta đã biết văn học lãng mạn Việt Nam xuất hiện như một trào lưu trong thời kì 1932 – 1945, bắt đầu với nhóm Tự lực văn đoàn và phong trào thơ Mới. Nhưng để phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy của giáo viên và luyện tập của học sinh, trong phần bài tập vận dụng này, chúng tôi chỉ gợi ý những đề bài liên quan trực tiếp tới các tác giả, tác phẩm được học và đọc thêm trong chương trình THPT. Phương châm là chúng tôi sẽ soi sáng những đặc trưng chung của chủ nghĩa lãng mạn vào từng tác giả và tác phẩm cụ thể, như vậy, sẽ giúp cho các em vừa nắm vững kiến thức lý luận khái quát, vừa hiểu sâu sắc hơn tác phẩm; và quan trọng nhất là hình thành cho học sinh kỹ năng đọc-hiểu và làm văn một cách khoa học nhất.

Một phần của tài liệu skkn đặc TRƯNG CHỦ NGHĨA LÃNG mạn QUA NHỮNG tác PHẨM văn học LÃNG mạn VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn THPT (Trang 30 - 32)