3. Các công nghệ hỗ trợ Ảo hóa
3.3. Công nghệ lưu trữ mạng SAN
Định nghĩa SAN
SAN (tiếng Anh: Storage Area Network) là một mạng được thiết kế để kết nối các máy chủ tới hệ thống lưu trữ dữ liệu, trong đó các máy chủ truy cập tới hệ thống lưu trữ ở mức block. Ngoài SAN, NAS (Network Attached Storage) và CAS (Content Addressed Storage) là các công nghệ lưu trữ nối mạng khác, trong đó NAS cho phép máy chủ truy cập dữ liệu ở mức tệp tin còn CAS cho phép truy cập ở mức nội dung.
Trung tâm của mạng SAN là một thiết bị chuyển mạch. Xét một cách hình thức, cấu trúc mạng LAN như thế nào thì mạng SAN cũng giống như thế. Thiết bị chuyển mạch sẽ được nối tới các máy chủ và các thiết bị lưu trữ như băng từ, ổ đĩa và thậm chí là thiết bị NAS Công nghệ kết nối có thể là SCSI (đã lạc hậu), Fibre Channel (phổ biến hiện nay) và iSCSI (công nghệ mới nổi).
Học viên thực hiện: Đàm Truyền Đức – CB130030 – 13BMTTT 28 Công nghệ lưu trữ mạng cục bộ SAN (Storage Area Network) là một hệ thống được được thiết kế cho việc thêm các các ổ đĩa lưu trữ cho một hệ thống máy chủ một cách dễ dàng như ổ đĩa cứng,hoặc băng từ. Công nghệ nảy cho phép người dùng kết nối từ xa đến các thiết bị lưu trữ trên mạng vì thế nên nó dễ dàng chia sẻ lưu trữ và quản lý thông tin, mở rộng lưu trữ dễ dàng thông qua quá trình thêm các thiết bị lưu trữ vào mạng không cần phải thay đổi các thiết bị như máy chủ hay các thiết bị lưu trữ hiện có. Trong ảo hóa công nghệ lưu trữ mạng được dùng làm trung tâm của dữ liệu và cũng có thể làm nơi chứa các máy ảo khi cần thiết. Nó hỗ trợ các máy chủ có thể lấy dữ liệu từ nó để khởi động.
SAN cũng có thể được thiết kế tích hợp các tính năng lưu trữ và cho phép nhiều máy chủ cùng lưu trữ trên nó. Ngoài ra một ưu điểm nổi trội của nó là phục hồi dữ liệu một cách nhanh chóng bằng cách thay nóng một thiết bị bị lỗi. Từ đó cho thấy SAN là một thành phần không thể thiếu trong một hệ thống lớn. [2]
Hình 2.9 Sơ đồ lưu trữ mạng SAN.