3.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả thiết kế sản phẩm du lịch
-Bộ phận thiết kế sản phẩm phải biết huy động tối đa các nguồn lực (nội bộ và bên ngòai) để xây dựng sản phẩm.
-Bộ phận thiết kế sản phẩm phải nắm rõ về giá cả dịch vụ và tuyến điểm tại các địa phương.
-Nghiên cứu tâm lý nhu cầu khách hàng để thiết kế chương trình phù hợp. -Thiết kế sản phẩm đúng & đáp ứng nhu cầu của du khách.
-Thiết kế sản phẩm thể hiện được bản sắc, nét đẹp văn hóa (của các dân tộc bản địa) ở điểm đến.
-Sản phẩm, dịch vụ du lịch phải thể hiện đăng cấp thương hiệu của doanh nghiệp.
28 dung). dung).
-Sản phẩm du lịch phải có tính khả thi.
-Với những đối tượng khách đặc biệt, sản phẩm du lịch còn là những thông điệp về: môi trường, về văn hóa và chính trị…
-Tránh việc không hiểu rõ hoặc hiểu sai tuyến điểm, giá cả dịch vụ
-Thiếu sự hiểu biết về địa phương mà chương trình du lịch được thiết kế hướng đến như: địa hình, khí hậu, thời tiết, thủ tục giấy tờ…
3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả điều tour du lịch
-Trưởng bộ phận điều hành phải thường xuyên kiểm tra và đôn đốc nhân viên phụ trách từng khâu dịch vụ, để đảm bảo mọi dịch vụ đến với khách hàng: nhanh chóng, kịp thời và hoàn hảo.
-Mỗi nhân viên phải nắm rõ giá cả dịch vụđầu vào.
-Mỗi nhân viên bộ phận điều hành phải linh hoạt và khéo léo trong việc hợp đồng và đàm phán với đối tác cung cấp dịch vụ.
-Biết khai thác tối đa tiềm năng của nhân viên, công tác viên.
-Cố vấn hoặc trực tiếp tuyển chọn những nhân sự (hướng dẫn viên cộng tác, điều hành) giỏi và có tâm huyết…
-Duy trì và phát triển mối quan hệ với các cơ quan chức năng (sở ngoại vụ, lãnh sự quán, công an địa phương, an ninh sân bay, hải quan, bệnh viện, các đại lý hàng không… ) nhằm tranh thủ sự hỗ trợ trong quá trình thực hiện dịch vụ sau này.
-Kiểm tra chặt chẽ quá trình thực hiện triển khai dịch vụ nhằm đảm bảo không phát sinh những dịch vụ có thể ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu doanh nghiệp, lợi nhuận và mục tiêu tổng thể chiến lược phát triển của doanh nghiệp./.