Sữa bò không xấu, ít ra là đối với bò con (bê), bởi vì đối với bê thì sữa bò chính là sữa mẹ. Mà sữa mẹ thì luôn luôn là thứ sữa tốt nhất cho con rồi, bất kể là “con” gì! Thiên nhiên đã tạo ra một chất dinh dưỡng quý báu là “sữa mẹ” để duy trì và phát triển cho từng chủng loại. Chẳng hạn thứ sữa non, lỏng loét, vàng khè, nhợt nhạt, tưởng là “đồ bỏ” mà thật ra là rất qúy hiếm, dành cho những ngày đầu èo uột của các “con”! Chuyện “sữa mẹ là sữa tốt nhất” thì ngay cả các hãng sữa lớn lối quảng cáo cũng không dám nói khác đi, không dám nói sữa của họ làm ra “tốt hơn sữa mẹ” mà chỉ cố tình đọc lướt thật nhanh để mọi người không kịp nghe! Tuy sữa bò tốt nhất cho bê cũng như sữa dê tốt nhất cho dê con… nhưng các chủng lọai cũng có thể bú ké lẫn nhau đựơc, không sợ bú sữa bò sẽ ngu… như bò hoặc bú sữa dê sẽ sinh tật… nọ kia
Thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp một con mèo con bú ké một con chó mẹ, một chú chó con bú ké một con heo mẹ đó thôi Nhưng cũng là chuyện bất đắc dĩ Ngày nay không ít trẻ con lớn lên nhờ sữa bò, sữa trâu, sữa dê, sữa ngựa… nói chung là sữa nhân tạo! Ấy cũng nhờ tuy mỗi chủng lọai có khác nhau nhưng sữa thì bao giờ cũng na ná giống nhau về cơ bản, có khác chăng là chút ít tính chất riêng cho phù hợp với từng loài. Thí dụ chất protein trong sữa ngừơi ít hơn sữa bò nhưng đó là lactalbumine rất tốt, trong khi trong sữa bò là caseine, khó tiêu. Sữa người cũng chứa nhiều chất kháng khuẩn giúp trẻ chống lại bệnh tật rất hiệu quả trong những tháng đầu đời còn non yếu. Các nhà khoa học đã chế biến sao cho sữa nhân tạo
càng gần với sữa người chừng nào tốt chừng ấy! Thế rồi người ta bày vẻ thêm thắt chất này chất khác, mùi vị nọ kia và đặt cho những cái tên thật kêu để quảng cáo. Nào sữa thông mình ( làm như hồi chưa có sữa này ai cũng ngu dốt!), sữa chóng lớn… nay mai thế nào rồi cũng sẽ có thêm sữa hiếu thảo, sữa lãng mạn, sữa lẳng lơ, sữa lôi cuốn v v… mặc sức mà lựa chọn! Cả môt thời gian dài người ta quên đi vai trò quý báu của sữa mẹ và thậm chí còn nghĩ rằng thiên nhiên tạo ra bầu vú chỉ để trình diễn mà thôi!.
May thay, “nhờ” vụ melamine mà người ta sực nhớ đến sữa me! Nghe nói bên Trung quốc bây giờ những bà mẹ dư sữa có thể đi “bán” mỗi ngày kiếm 50 USD! Sữa mẹ “lên giá” vù vù. Đây chính là lúc có thể lập ra những “ngân hàng sữa mẹ”, nhưng nhớ cẩn thận, đừng cho melamine vào mà sập tiệm sớm!
Tóm lại, sữa bò… không xấu! Chính con người tạo ra cái xấu, làm cho bò mang tiếng!. Chính con người hám lợi, pha thêm nước rồi cho melamine vào để lường gạt “thượng đế” đến nỗi trẻ con chết vì sạn thận, người già, người bệnh… thắt thỏm lo âu! Phải khẳng định sữa bò không xấu. Và, không phải sữa nào cũng có melamine. Nhớ rằng sữa mẹ đơn thuần chỉ “tốt nhất” trong sáu tháng đầu đời thôi, sau đó phải biết cách cho ăn dặm thêm trẻ mới đủ dinh dưỡng mà tăng trưởng và phát triển.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và chuyên gia thú y nói gì về Sữa/thịt nuôi công nghiệp, hocmon tăng trưởng và dạy thì sớm?
– Bác sĩ ơi? – Dạ, có tui…
– Hổng dám… Chuyện động trời vậy mà bác sĩ im re? – Chuyện động trời gì đâu?
– Chuyện mấy đứa nhỏ dậy thì…
– Ối, dậy thì thì đã dậy thì từ hồi tạo thiên lập địa…
– Nhưng đây là mấy đứa nhỏ xíu, mới 4 tháng tới 15 tháng tuổi mà đã dậy thì…
– Cái này thì lạ. Tôi thỉnh thoảng cũng có gặp trường hợp dậy thì sớm ở bé gái khoảng 6-8 tuổi làm bà mẹ rất lo lắng…
– Còn ở đây mới 4 tháng tuổi…
– Ừ lạ. Có một nguyên tắc trong y khoa là đứng trước một “bệnh cảnh lầm sàng phức tạp” phải nghĩ ngay đến ngộ độc…
– Ngộ độc? Ngộ độc cái gì?
– Có 3 thứ là ngộ độc thuốc, ngộ độc hóa chất và ngộ độc thức ăn… – Vậy trường hợp này…
– Có thể ngộ độc cả 3! – Nghĩa là…
– Nghĩa là có thể người ta đã dùng thuốc làm bằng hóa chất rồi trộn vào thức ăn…
– Trẻ con chỉ ăn sữa…
– Thì vào sữa. Bây giờ người ta khoái trộn lắm. Cứ lấy chất này trộn với chất kia, rồi làm ầm lên là xong.
– Làm ầm lên là sao?
lớn, chất kia làm cho khôn ngoan, chất nọ làm cho trẻ đẹp… Ai
chẳng ham? Không thấy rau muống mà mỗi ngày dài thêm 10cm, trái cây để cả tháng không hư sao?
– Trong héo ngoài tươi thôi!
– Ừ thì vậy. Nhưng cũng đủ gạt được người ta rồi. – Thì đâu có bền…
– Mỗi người bị gạt một lần cũng đủ. Bền chi? – Trở lại chuyện dậy thì sớm của trẻ nhỏ…
– Ừ thì họ đang điều tra đó thôi. Hãng sữa Synutra của Trung Quốc bảo không có trộn gì vào cả. Thế mà không riêng tại Vũ Hán, ở
Giang Tây, Sơn Đông, Quảng Đông… và ngay cả Bắc Kinh nhiều bé mới 3 tháng tuổi có chỉ số hormone sinh dục vượt chuẩn đều đã và đang sử dụng sữa bột Synutra. (May sữa này chưa vào Việt Nam!) Người ta nghi từ chuỗi thức ăn của bò sữa…
– Vậy ư?
– Phải. Từ năm 2006, ông Nguyễn Thượng Chánh, DVM ( Doctor of Veterinary Medicine) ở Montreal đã có bài viết cảnh báo việc dùng hormone (kích thích tố) trong chăn nuôi bò thịt và bò sữa mà một số nước đang sử dụng có thể gây tác hại cho sức khỏe con người. Có ít nhất 12 nước trên thế giới đang sử dụng hormone tăng trưởng trong kỹ nghệ chăn nuôi bò thịt (Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Argentina, Mexico …). Có 6 loại hormones sử dụng để kích thích tăng trưởng của bò là Oestradiol, Progesterone, Testosterone, Zeranol,
Trenbolone acetate và Melengestrol acetate (MGA)…Tất cả đều là hormone sinh dục! Oestradiol và Progesterone, Testosterone là loại thiên nhiên, còn Zeranol, Trenbolone acetate và Melengestrol acetate (MGA) là loại tổng hợp. Các loại đều cấy dưới da sau lỗ tai bò, trừ
MGA được trộn vào thức ăn. – Nhưng để làm gì?
– Thì để bò mau tăng trọng và ngon thịt hơn, lại ít tốn kém. Thời buổi cạnh tranh mà!
– Nhưng hại cho người tiêu dùng? – Chuyện đó tính sau.
– Còn với sữa?
– Sữa thì khác. Canada và các nước trong cộng đồng Châu Âu thì cấm tuyệt. Họ sợ ảnh hưởng đến trẻ con. Nhưng ít nhất cũng đã có 12 nước đang sử dụng. Ngay ở Mỹ, bò sữa được tiêm hormone tăng trưởng rbGH (recombinant bovine Growth Hormone) dưới tên
thương mại là Posalic, giúp tăng sữa đáng kể. Mặc dù bị chống đối khắp nơi nhưng rbGH vẫn được cơ quan FDA cho phép sử dụng từ năm 1993. Nhiều nghiên cứu đã báo động nguy cơ của hormone rbGH đối với sức khỏe con người nhất là đối với trẻ em . Triệu chứng có thể thấy là kinh nguyệt xuất hiện sớm, vú nổi to, râu và lông mọc một cách bất thường, nhưng đáng sợ nhất là khả năng gây ung thư của nó. (Nguyễn Thượng Chánh,www.advite.com/ThitvaSuaBo.htm). Vào những năm 60, một loại hormone tổng hợp là DES
(diethylstilbestrol) thường được bác sĩ kê toa giúp dưỡng thai, ngừa hư thai, cũng rất phổ biến trong ngành thú y nhưng một thời gian sau mới biết DES là một hormone rất nguy hiểm, có thể gây ung thư cho bà mẹ và cả cho con. DES đã bị cấm dùng trong y khoa cũng như trong ngành thú y từ đó.
– Cho nên?
– Cho nên ở Mỹ bây giờ có khuynh hướng khuyên mọi người nên mua sản phẩm sữa từ các hộ sản xuất nhỏ lẻ và không nên tin
những quảng cáo kiểu như “rbGH free”… (không có chứa rbGH...) v.v…
– Kiểu này chắc rồi đây mỗi nhà phải tự nuôi một con bò, sáng sáng ra vắt sữa pha cà phê… là tốt nhất!
– Chắc vậy rồi!
(còn tiếp)http://www.dohongngoc.com/web/goc-nhin-nhan-dinh/bac- si-oi/