Cân bằng tải cho server toàn cầu (GSLB):

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ phân tải cho các dịch vụ mạng lớn đảm bảo khả năng nhanh chóng mở rộng quy mô hệ thống (Trang 30)

1. Lý thuyết xây dựng bộ cân bằng tải cho web-servers

1.2. Cân bằng tải cho server toàn cầu (GSLB):

Có 2 nhân tố chính thể hiện sự cần thiết của GSLB, đó là khả năng có sẵn cao và thời gian đáp ứng.

Để đảm bảo tính có sẵn của cụm server, chúng ta sử dụng 1 bộ cân bằng tải để thực hiện kiểm tra “health checks” đối với các server. Để đảm bảo bộ cân bằng tải không bị quá tải, chúng ta có thể cài đặt nhiều bộ cân bằng tải hoạt động theo chế độ active-active hoặc active-backup. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như toàn bộ trung tâm dữ liệu chứa các server và các bộ cân bằng tải không thể hoạt động vì mất điện, động đất, hoặc lũ lụt? Tất nhiên người dùng sẽ không thể truy cập vào websiste. Để tránh trường hợp này xảy ra, chúng ta có thể cài đặt website ở nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau và sử dụng GSLB để đồng bộ giữa các trung tâm này. Phương án này đảm bảo rằng, nếu như có một trung tâm nào đó bị hỏng, thì vẫn còn các trung tâm khác hoạt động.

Trong mạng internet, có những yếu tố bất lợi mà chúng ta không thể giải quyết một cách triệt để, một trong những yếu tố đó là “thời gian trễ của đường truyền internet” (internet delay), đây cũng chính là yếu tố quyết định đến thời gian đáp ứng của website đối với người dùng. Thời gian đáp ứng người dùng phụ thuộc vào thời gian trễ của người dùng (client-side delay), thời gian trễ của server (server-side delay), và thời gian trễ của đường truyền internet. Các phương án giảm thiểu tối đa thời gian trễ của server đã được bàn ở phần cân bằng tải cho server. Do chúng ta không thể kiểm soát được thời gian trễ của người dùng, nên phần này sẽ đi sâu vào các phương pháp cài đặt hệ thống server để hạn chế được thời gian trễ của đường truyền mạng.

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ phân tải cho các dịch vụ mạng lớn đảm bảo khả năng nhanh chóng mở rộng quy mô hệ thống (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)