Phần 3: Các nhóm thực vật thủy sinh tại Việt Nam và vai trò của chúng.

Một phần của tài liệu nhan to nuoc doi voi cay (Trang 28 - 32)

Việt Nam và vai trò của chúng.

Việt nam có đường bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1triệu km2 với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú.

Các thuỷ vực nước ngọt nội địa Việt nam rất đa dạng về hệ thực vật bao gồm các nhóm: Rong, các loaị cây cỏ ngập nước và bán ngập nước. Vi tảo đã xác định được có 1438 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành, rong biển có 653 loài, thực vật phù du có 537 loài.

Như vậy rõ ràng là, thực vật thuỷ sinh ở Việt nam rất phong phú và đa dạng. Thêm vào đó, vai trò của chúng cũng rất to lớn. Theo những nghiên cứu mới nhất của Viên Môi Trường Nông Nghiệp thì nhiều loài thực vật thuỷ sinh có vai trò rất quan trọng đối với môi trương, đối với đời sống con người. Sau đây là một số báo cáo mới nhất của các nhà nghiên cứu:

1.Thực vật thuỷ sinh làm sạch nước hồ Hà Nội

Một số hồ ở Hà Nội vừa trồng thử nghiệm Thuỷ trúc, một loại thuỷ sinh để làm sạch nước hồ. Đây được coi là giải pháp vừa rẻ, vừa an

toàn giúp làm sạch các sông hồ đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Thực vật thuỷ sinh là các loài có lá, có rễ, phần lớn chúng đều có bộ rễ rất lớn. Đây chính là bộ phận để háp thụ chất hữu cơ và kim loại nặng có trong nước.

Tất cả các loaị chất thải trong hồ sẽ được bộ rễ của loài thực vật này truyền lên lá. Lá chứa chất hữu cơ dư thừa, vì thế lá của chúng có màu xanh rất đặc trưng và nước hồ thường trong vắt nhờ có họ hàng nhà thực vât này. Nhưng vì “ Thực vật thuỷ sinh hấp thụ chất hữu cơ và

kim loại nặng, và stích tụ lại trên lá, nên những loài này không được sử dụng để cho người hay gia súc ăn” PGS.TS Tiến cho biết.

Do đó, trồng các loại thuỷ sinh như Lục bình, Thuỷ trúc… sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng nước hồ. Các loài này giúp chuyển hoá các loại vi khuẩn có hại trong nước để làm sạch nước hồ.

PGS.TS Phạm Bình Tuyền, Tổng thư kí Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết: Sử dụng thực vật thuỷ sinh để làm giảm ô nhiễm là biện pháp đã có từ lâu. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công biện pháp naỳ. Không những hút chất độc , các cây này còn giúp tăng khả năng làm sạnh nước sông hồ.

Một cách khác nữa để cải tạo nước hồ mà không bị lo xâm lấn

mặt nước là sử dụng các loại rong, tảo…Đây là những loài sống ở tầng giữa của mặt nước vì vậy chúng sẽ tạo cho nước hồ có màu xanh và cảnh quan đẹp.

2. Bèo, rong. sậy, hoa súng, hoa sen có thể cứu nững nguồn nước đã chết. Phát hiện mới từ Viện khoa học nông nghiêp Việt nam.

Cụ thể là, Viện đã nghiên cứu, thử nghiệm, thu thập, đánh giá và chọn lọc được 19 loài thực vật thuỷ sinh ở Việt Nam có khả năng làm sạch trở lại nguồn nước mặt bị ô nhiễm.

Theo Ts Lê Văn Nhạ, Viện Môi trường nông nghiệp cho biết, việc áp dụng công nghệ sinh thái xử lý ô nhiễmcó ưu điểm như chi phí thấp, tận dụng các điều kiện tự nhiên của các loại thực vật sống trong nước để xử lý ô nhiễm nên không tốn kém chi phí vận hành nào khác. Mặt khác, bản thân các loài thực vật thuỷ sinh là tthực vật làm sạch, không gây ra hiện tượng tái nhiễm hay thôi nhiễm.

Một phần của tài liệu nhan to nuoc doi voi cay (Trang 28 - 32)